Ngư dân bắt được con tôm giống sinh vật ngoài hành tinh, nghe chuyên gia phân tích mặt liền tái mét
Sinh vật lạ này là gì?
Vào một ngày tháng 8 năm 2017, tại vùng biển của Scotland, một ngư dân đã ra khơi đánh cá từ rất sớm. Anh ta cẩn thận thu lại chiếc lưới đã thả từ hôm qua thì đột nhiên dừng tay. Lúc này, người ngư dân nhìn thấy trong lưới có nhiều sinh vật giáp xác nên vô cùng tò mò.
Người ngư dân nhìn kỹ hơn và phát hiện những con vật này có vẻ ngoài giống với sinh vật ngoài hành tinh. Vì thế, anh ta quyết định đem chúng về và đưa đến Trung tâm nghiên cứu sinh học biển để nhờ chuyên gia kiểm tra.
Người ngư dân nhìn thấy trong lưới có nhiều sinh vật giáp xác nên vô cùng tò mò. (Ảnh: Sohu).
Các chuyên gia đã quan sát và nhận thấy vật thể giống tôm này dài 28 cm. Nó có vỏ màu hồng nhạt. Các chuyên gia chỉ ra rằng những con vật này có cơ quan giống như cái móc, có thể móc vào cơ thể người rồi hút máu. Ngoài ra, loài này cần được kiểm tra chi tiết xem có ăn được hay không, vì nhiều loài mới mang rất nhiều virus. Chúng có thể gây ra các bệnh truyền nhiễm. Nó cũng có thể gây ngộ độc nguy hiểm tới tính mạng.
Sau khi nghe những gì các chuyên gia nói, sắc mặt của người đánh cá trở nên tái mét vì sợ hãi. Anh ta đã đánh cá nhiều năm nay và chưa bao giờ nhìn thấy một sinh vật nào như vậy trước đây.
Các chuyên gia đã kiểm tra và cho rằng đây là một loài giáp xác mới. (Ảnh: Sohu).
Cuối cùng, họ cho rằng đây là một loài giáp xác mới. Theo đó, những sinh vật mà người ngư dân tìm thấy được nhóm chuyên gia tạm gọi là động vật giáp xác siêu khổng lồ ('Supergiant' crustacean) này thuộc nhóm động vật giáp chân hai loại (amphipod), được tìm thấy tại độ sâu khoảng 7.000m thuộc rãnh Kermadec, vùng biển phía bắc của New Zealand.
Chúng có chiều dài khoảng 3 cm và thường bơi ra khỏi rãnh để kiếm mồi, quá trình này chỉ diễn ra trong vài phút. Nhưng chuyên gia cho biết đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy một loài amphipod lớn như vậy.
Sinh vật này tạm gọi là động vật giáp xác siêu khổng lồ. (Ảnh: Sohu).
Nhà nghiên cứu Alan Jamieson, Phòng thí nghiệm hải dương thuộc ĐH Aberdeen bày tỏ sự ngạc nhiên: "Sinh vật này tồn tại trên Trái đất đây ư? Chưa bao giờ tôi nghĩ loài động vật giáp xác này có thể lớn đến như vậy!".
Vẻ ngoài của chúng khá giống với loài giáp xác từng được tìm thấy ở khoài khơi bờ biển Hawaii, Mỹ vào những năm 1980. Loài này cũng có thể được tìm thấy ở vùng biển Nam cực, nhưng chúng phát triển chiều dài cơ thể chỉ khoảng 10cm.

Động vật dưới biển uống nước lọc bằng cách nào?
Sinh vật biển lấy nước lọc để duy trì sự sống như thế nào trong khi xung quanh toàn là nước mặn? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ về sự tuyệt vời của tạo hóa!

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Phát hiện loài nghi là cá voi Omura bí ẩn nhất thế giới tại biển Thái Lan
Một số nhà khoa học Thái Lan vừa ghi nhận một con cá nghi là cá voi Omura ở vùng biển Koh He (Thái Lan). Đây là loài động vật rất khó bắt gặp vì chúng thường xuyên lẩn tránh con người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.
