"Người cá" ẩn mình trong chính chúng ta: Mang cá hóa hàm răng

Hàm của tổ tiên loài người tiến hóa từ mang cá để trở nên mạnh mẽ, linh hoạt, giúp thích nghi tốt hơn với môi trường và dần trở thành dạng sống vượt trội.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Bristol (Anh) phát hiện ra rằng những bộ hàm lâu đời nhất đã được ra đời khi các vị "thủy tổ" quái vật của chúng ta và muôn loài chọn mang cá để là nguyên liệu biến đổi.

Theo SciTech Daily, để xác định cách cấu trúc thở biến đổi thành cấu trúc cắn, các nhà khoa học đã thu thập dữ liệu hình dạng của hàm hóa thạch trong quá trình tiến hóa ban đầu và dựng nên các mô hình toán học để thống kê và mô tả các đặc điểm.

Người cá ẩn mình trong chính chúng ta: Mang cá hóa hàm răng
Dunkleosteus, một trong những vị thủy tổ "quái vật" trên cây gia đình của chúng ta và nhiều loài khác, là bằng chứng sống cho thấy lợi thế của việc sử dụng chính cơ quan để thở làm nguyên liệu để phát triển cấu trúc cắn nhanh nhẹn và mạnh mẽ - (Ảnh: Nobu Tamura)

Những con cá cổ quái đầu tiên của Trái đất là cá không hàm, nhưng sau đó cá có hàm xuất hiện ngày càng nhiều và chính chúng đã trở thành vị tổ tiên lớn trên cây tiến hóa, giúp phát sinh ra nhiều loài về sau bao gồm dòng tộc loài người.

Theo tờ Daily Mail, nghiên cứu mới phát hiện ra rằng hàm của những sinh vật cổ đại nhất tiến hóa từ mang cá, thứ có đầy đủ điều kiện để trở nên mạnh mẽ và linh hoạt. Những chiếc hàm cổ xưa nhất đã xuất hiện sự đánh đổi giữa tối đa hóa sức mạnh và tốc độ: mạnh hơn thì kém linh hoạt hơn, linh hoạt và tấn công tốc độc hơn thì sức cắn yếu hơn.

Sự đánh đổi này đã giúp tạo nên một "công thức" cho mỗi loài, giúp chúng phù hợp với những môi trường và nguồn thực phẩm khác nhau.

Chính sự tiến hóa đa dạng của hàm cho phép con người và động vật tiêu thụ nhiều loại thực phẩm hơn, từ đó tích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau, dễ dàng tìm được nguồn thức ăn. Đây là tiền đề cho các loài có cơ hội trường tồn và tiến hóa.

Qua thời gian, sự tiến hóa trở nên đa dạng và một số loài có thể sở hữu đồng thời cả tốc độ và độ mạnh của cú cắn. Ví dụ như Dunkleosteus, một sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn trong kỷ Devon khoảng 382-358 triệu năm trước. Nó vừa cắn rất mạnh, vừa rất tốc độ.

Với con người, dường như chúng ta đang sở hữu một mức độ trung gian, trong đó phần linh hoạt chiếm ưu thế.

Và rõ ràng nghiên cứu cho thấy, sự tiến hóa của hàm răng có lẽ là một trong những yếu tố hàng đầu trong tiến hóa tổng thể của muôn loài chứ không phải bộ não hay khả năng của các chi như suy nghĩ trước đây.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc phát hiện 12.000 hiện vật thời kỳ đồ đá cũ

Trung Quốc phát hiện 12.000 hiện vật thời kỳ đồ đá cũ

Các nhà khảo cổ Trung Quốc hôm 15/3 công bố phát hiện một số lượng lớn vật dụng thuộc thời kỳ đồ đá cũ ở phía tây bắc nước này.

Đăng ngày: 23/03/2022
Hóa thạch khủng long hoàn chỉnh nhất tại bảo tàng Australia

Hóa thạch khủng long hoàn chỉnh nhất tại bảo tàng Australia

Mẫu vật khủng long ba sừng 67 triệu năm tuổi ở Montana gây kinh ngạc cho các nhà nghiên cứu với 266 mảnh xương được lưu giữ cho tới nay.

Đăng ngày: 22/03/2022
Con người cổ đại đã sử dụng lại các công cụ cũ để giữ kết nối với tổ tiên của họ

Con người cổ đại đã sử dụng lại các công cụ cũ để giữ kết nối với tổ tiên của họ

Nhiều công cụ đá được tìm thấy trong quá trình đào khảo cổ tại các địa điểm thời tiền sử có dấu hiệu đã được tái sử dụng.

Đăng ngày: 21/03/2022
Các nhà nghiên cứu sử dụng sóng âm tìm thị trấn thất lạc 650 năm

Các nhà nghiên cứu sử dụng sóng âm tìm thị trấn thất lạc 650 năm

Các nhà nghiên cứu hy vọng hệ thống sóng âm độ phân giải cao có thể giúp xác định vị trí của thị trấn Trung Cổ Ravenser Odd bị chìm dưới Biển Bắc vào giữa thế kỷ 14.

Đăng ngày: 21/03/2022
Phát hiện hóa thạch loài cá voi 36 triệu năm tuổi ở hoang mạc Peru

Phát hiện hóa thạch loài cá voi 36 triệu năm tuổi ở hoang mạc Peru

Phát hiện về hóa thạch loài cá voi được đặt tên “Kẻ săn mồi Ocucaje” này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi chưa từng có loài nào khác tương tự được phát hiện trên Trái đất trước đây.

Đăng ngày: 21/03/2022
Tìm thấy hổ phách lưu giữ xác thằn lằn 110 triệu năm

Tìm thấy hổ phách lưu giữ xác thằn lằn 110 triệu năm

Khối hổ phách mang đến cơ hội hiếm cho các chuyên gia nghiên cứu bộ xương, lớp vảy, thậm chí mí mắt của loài thằn lằn cổ đại.

Đăng ngày: 19/03/2022
Bị thỏ đánh bại, một loài người

Bị thỏ đánh bại, một loài người "siêu nhân" tuyệt chủng

Loài người siêu nhân Neanderthals với nhiều kỹ năng vượt thời đại và là những thợ săn ma mút, quái thú tiền sử tài tình, đã rơi vào thảm cảnh khó tin khi cố chuyển sang săn bắt thỏ.

Đăng ngày: 19/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News