Người cổ đại tái chế các công cụ cách đây 500.000 năm
Khu vực nghiên cứu được cho là nơi tồn tại của loài người cổ đại Homo erectus và nền văn hóa của thời kỳ đồ đá Acheulian. Nền văn hóa này phổ biến tại các khu vực châu Phi, châu Âu và châu Á.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế, do các chuyên gia trường Đại học Tel Aviv của Israel dẫn đầu, vừa phát hiện bằng chứng cho thấy người cổ đại sử dụng những công cụ nhỏ xíu được tái chế cách đây 500.000 năm. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports ngày 11/9.
Nghiên cứu dựa trên phân tích của các chuyên gia về 283 viên đá lửa nhỏ được tìm thấy tại khu vực Revadim, miền Trung Israel, có niên đại khoảng 300.000 năm và 500.000 năm trước.
Khu vực nghiên cứu được cho là nơi tồn tại của loài người cổ đại Homo erectus và nền văn hóa của thời kỳ đồ đá Acheulian. Nền văn hóa này phổ biến tại các khu vực châu Phi, châu Âu và châu Á khi đó với đặc trưng sản xuất nhiều công cụ bằng đá lớn, chủ yếu được dùng để giết mổ động vật lớn.
Do người cổ đại chủ yếu nhờ vào thịt và đặc biệt là mỡ của động vật để tồn tại và phát triển, nên hoạt động giết mổ và lấy mọi nguồn năng lượng có thể từ những gia súc lớn này đóng vai trò quan trọng đối với họ.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tiến hành quan sát bằng kính hiển vi những vật dụng cũng như chất vô cơ và hữu cơ còn sót lại trên đó.
Qua phân tích, các chuyên gia phát hiện những mẫu đá lửa không chỉ là “rác thải công nghiệp” từ quá trình sản xuất những công cụ lớn hơn mà đây còn là sản phẩm của những đồ tạo tác bỏ đi và được tái chế nhằm sử dụng cho mục đích khác.
Trong đó, khoảng 107 viên đá lửa nhỏ cho thấy có dấu hiệu chế biến thịt gia súc. 11 viên đá lửa cũng thể hiện những chất hữu cơ và vô cơ còn sót lại, chủ yếu là xương và tế bào mềm. Các cuộc thí nghiệm được tiến hành cũng cho thấy những viên đá lửa dài 3cm có lẽ được dùng vào những hoạt động tinh vi, song song với những công cụ giết mổ lớn hơn.
Nghiên cứu trên cho thấy quan điểm không lãng phí mọi thứ phản ánh một nền văn hóa tinh tế và sớm có nhận thức bảo vệ môi trường. Các nhà nghiên cứu kết luận nhận thức về môi trường sinh thái giúp người cổ đại phát triển qua hàng nghìn năm.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.
