Người dân cần làm gì để tránh nguy cơ nhiễm phóng xạ?

Nhật Bản đã cảnh báo người dân sống trong bán kính 30km quanh khu vực nhà máy điện hạt nhân Fukushima nên ở trong nhà nhằm tránh nguy cơ bị nhiễm phóng xạ sau khi xảy ra 3 vụ nổ tại các lò phản ứng số 1, 2 và 3 của nhà máy này.

Đã có 190 người Nhật nguy cơ nhiễm phóng xạ

Báo chí Nhật Bản đưa tin, hiện 190 người đã được kiểm tra và phát hiện nhiều khả năng nhiễm chất phóng xạ sau động đất. Tuy nhiên, mức độ nhiễm xạ được cho là nhẹ, do vậy mà Chính phủ Nhật vẫn chưa ban bố tình trạng khẩn cấp về ô nhiễm.

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan cảnh báo rằng: “Nguy cơ nhiễm phóng xạ rò rỉ từ máy điện hạt nhân Fukushima rất cao. Hiện tại, chúng tôi đang phân tích mức độ nguy hiểm của chất phóng xạ ở khu vực này tới sức khỏe của người dân. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, phóng xạ đã xuất hiện tại những khu vực gần nhà máy này”.

Tờ Đại Công báo của Hong Kong ngày 14/3/2011 giới thiệu từ nguồn trang web của Cơ quan Quản lý tình huống khẩn cấp Mỹ (FEMA) về cách phòng tránh phóng xạ hạt nhân như sau:

- Bất cứ lúc nào, bạn cũng phải mang theo radio dùng pin để nghe các chỉ lệnh cụ thể; đóng và khóa chặt các cửa trong nhà; để thực phẩm vào hộp kín hoặc trong tủ lạnh và đối với các thực phẩm chưa được phong kín phải rửa sạch và cho vào trong hộp kín hoặc trong tủ lạnh.

- Nếu có yêu cầu di dời sơ tán, bạn chú ý vẫn phải đóng kín cửa sổ và cửa thông gió; sử dụng hệ thống tái tuần hoàn không khí.

- Nếu có đề nghị ở trong nhà, bạn phải tắt điều hòa, quạt thông gió, nồi hơi và các thiết bị hút gió khác, trong trường hợp không thực sự cần thiết không được sử dụng điện thoại và nếu có thể hãy vào trú ẩn ở những nơi ở dưới mặt đất.

- Nếu phỏng đoán mình đã bị phơi nhiễm bức xạ, bạn hãy thay quần áo và giày dép, để những thứ khoác trên mình bị phơi nhiễm phóng xạ vào túi nilon, niêm phong lại và để nơi khuất nẻo, sau đó tắm rửa thật sạch sẽ.

Người dân cần làm gì để tránh nguy cơ nhiễm phóng xạ?
Phóng xạ từ các vụ nổ lò phản ứng hạt nhân có thể ảnh hướng xấu tới sức khỏe

Tuy nhiên, người dân tại thủ đô Tokyo thì không nên quá lo lắng vì Viện An toàn Năng lượng, Hạt nhân Nhật Bản (NISA) cho biết, nồng độ phóng xạ đo được ở thủ đô Tokyo hiện rất nhỏ và khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe là không có.

Đánh giá về mức độ ảnh hưởng sức khỏe với nồng độ phóng xạ từ 100 milisievert đến 400 milisievert đối với sức khỏe con người, mạng tin Asahi Shimbun dẫn dữ liệu y học hạt nhân cho biết thông thường một người phơi nhiễm lượng phóng xạ như vậy có sự thay đổi khác nhau.

Nếu dưới 100 milisievert, phóng xạ không ảnh hưởng đến thai nhi trong khi với lượng 400 milisievert như ở Nhà máy điện số 1 Fukushima, con người sẽ gặp phải sốc phóng xạ cấp tính như hệ miễn dịch sẽ suy giảm nhanh, xuất huyết ngoài da, bong niêm mạc ruột và số lượng bạch cầu trong máu giảm mạnh.

Triệu chứng nhiễm phóng xạ: Buồn nôn, sốt…

Tai họa hạt nhân ở Nhật Bản bất cứ lúc nào cũng có thể gây nguy hại cho các nước xung quanh và khu vực. Sự rò rỉ phóng xạ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.

Theo các chuyên gia, con người nếu tiếp xúc với một lượng chất phóng xạ trung bình sẽ dẫn đến các triệu chứng ban đầu như buồn nôn, mệt mỏi kèm theo ban đỏ, có thể sốt kèm tiêu chảy và các triệu chứng khác không giải thích được nguyên nhân.

Tiếp theo là một thời kỳ ủ bệnh với thời gian khác nhau (2 - 4 tuần), xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm, chảy máu, bệnh dạ dày và ruột, thiếu các tế bào máu, thương tổn da, có triệu chứng rụng lông hoặc có vấn đề về máu (như đốm máu, chảy máu răng hoặc mũi) và nạn nhân có thể tử vong sau đó.

Hít phải hoặc ăn nhằm thức ăn bị ô nhiễm phóng xạ có thể gây ra bệnh ung thư tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến to ở phía trước cổ, tạo ra hormon điều khiển sự tăng trưởng của thân thể.

Thực phẩm cũng bị ô nhiễm phóng xạ khi bụi phóng xạ rơi vào cây trồng, hoa quả và thậm chí cả cỏ mà trâu bò ăn. Nguồn nước và nước trong những đường ống dẫn nước cũng bị ô nhiễm phóng xạ.

Về lâu dài, những nạn nhân bị nhiễm xạ sống sót, tùy theo liều lượng và thời gian tiếp xúc chất phóng xạ, sẽ có thể bị mắc những bệnh khác nhau như: ung thư máu, ung thư phổi, ung thư tuyến giáp, ung thư vú và các loại ung thư nội tạng khác.

Nhiễm độc phóng xạ không chỉ gây ra bệnh ung thư các nội tạng mà còn gây đột biến tế bào trong cơ thể và có khả năng di truyền cho con cái, dẫn đến dị tật, cơ thể phát triển không bình thường ở thế hệ tương lai như: đầu nhỏ, kích thước não bất bình thường dẫn đến kém thông minh, mắt kém hoặc mù lòa, cơ thể phát triển chậm và học tập khó khăn

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News