Người dân ở TP.HCM bắt được chim quý hiếm thuộc họ hồng hoàng
Thấy con chim lạ đậu trên giàn mướp, người dân bắt giao cho kiểm lâm. Đây là con niệc mỏ vằn quý hiếm, thuộc họ hồng hoàng, nằm trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm.
Tối 13/5, Chi cục Kiểm lâm TPHCM vừa tiếp nhận một con niệc mỏ vằn quý hiếm do một người dân ở huyện Hóc Môn tự nguyện giao nộp.
Người dân ở TPHCM bắt được chim niệc mỏ vằn quý hiếm. (Ảnh: N.K).
Anh Trịnh Đức Hùng (ngụ xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn, TPHCM) cho biết, hai ngày trước, người thân của anh lên sân thượng chăm sóc vườn rau thì thấy một con chim đậu trên giàn mướp nên bắt lại.
Sau khi xem qua mạng, anh Hùng biết con chim trên là động vật quý hiếm nên gia đình đã liên hệ Chi cục Kiểm lâm TPHCM để giao nộp, với mong muốn con vật được chăm sóc, nuôi dưỡng và thả về tự nhiên.
Theo Chi cục Kiểm lâm TPHCM, đây là niệc mỏ vằn thuộc họ hồng hoàng, giới tính cái, nặng khoảng 1 kg, có tên khoa học là Rhyticeros undulatus, thuộc nhóm IB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm. Bước đầu xác định con chim trên có sức khỏe yếu, bị rụng lông ở phần ngực và chân, bay yếu.
Thời gian gần đây, người dân TPHCM liên tục phát hiện động vật quý hiếm bay vào nhà. Ngày 21/4, Chi cục Kiểm lâm TPHCM lần đầu tiên tiếp nhận một con chim khổng tước và đưa về trạm cứu hộ động vật chăm sóc. Con chim này được người dân phát hiện đậu trên ban công nên đã bắt rồi bàn giao cho kiểm lâm. Đây là loài ngoại lai, không phân bố tại Việt Nam.
3 ngày sau đó, bảo vệ Trường THCS Vân Đồn (quận 4) sau khi nghe học sinh báo có một con chim lớn đậu trên cục nóng máy lạnh nên đã bắt rồi bàn giao cho Chi cục Kiểm lâm TPHCM.
Vào ngày 20/4, Chi cục Kiểm lâm TPHCM cũng tiếp nhận và đưa về cứu hộ một con chim cao cát bụng trắng. Con vật do chị Nguyễn Thị Minh Châu (ở xã Xuân Thới Đông, huyện Hóc Môn) tự nguyện giao. Chim cao cát bụng trắng trên nặng khoảng 0,4 kg, tên khoa học là Anthracoceros albirostris, thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?
Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia
Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.
