Người dân Trung Quốc phát hiện sinh vật lạ 3 mắt có từ thời kỳ khủng long
Một người đàn ông tại thành phố Liên Vân Cảng thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, đã phát hiện một sinh vật lạ 3 mắt trong một cái ao trong lúc chụp ảnh.
Theo Thời báo Hoàn Cầu ngày 21-7, sinh vật trên có hình dạng giống như con tôm. Các chuyên gia xác nhận sinh vật này thuộc loài đã xuất hiện từ cách đây hơn 200 triệu năm, tức vào cùng thời kỳ khủng long.
Gần đây, một người đàn ông họ Tống ở thành phố Liên Vân Cảng đã vô tình phát hiện sinh vật lạ này trong lúc đang chụp ảnh. Ông kể lại với truyền thông địa phương: "Tôi rất thích chụp ảnh và trong lúc đang chụp ảnh thì tình cờ thấy con vật này đang bơi trong ao".
Sinh vật này dài khoảng 2cm, có phần thân bầu dục, đuôi dài chẻ đôi và 3 mắt, gồm 2 mắt màu đen ở hai bên và 1 mắt nhạy cảm với ánh sáng trắng ở giữa.
Sau khi đi về nhà, ông Tống đã tra cứu thông tin và nhận thấy sinh vật này trông rất giống với tôm nòng nọc đuôi dài (Triops longicaudatus).
Tôm nòng nọc đuôi dài (Triops longicaudatus) - (Ảnh: THỜI BÁO HOÀN CẦU/PINTEREST).
Một giáo sư sinh vật học tại Đại học Hải dương Giang Tô đã xác nhận với trang Jimu News rằng sinh vật này là động vật giáp xác sống dưới nước có tên "hấu trùng" (theo cách gọi dịch từ tiếng Trung Quốc), thường được gọi là "tôm nòng nọc đuôi dài" hoặc "tôm khủng long 3 mắt", có lịch sử hơn 200 triệu năm và cùng thời với loài khủng long.
Các chuyên gia cho biết loài này được tìm thấy ở miền bắc, đông bắc, đông và nam Trung Quốc. Chúng trở nên phổ biến hơn khi môi trường sống tự nhiên được cải thiện.
Các chuyên gia giải thích rằng thời gian tồn tại của tôm nòng nọc đuôi dài là khoảng 90 ngày, và nó đòi hỏi chất lượng nước nhất định cũng như nhiệt độ phù hợp để sống sót. Loài này ăn chủ yếu các sinh vật nhỏ dưới nước.
Các chuyên gia cũng lưu ý rằng trứng của loài tôm nòng nọc đuôi dài có sức sống mạnh mẽ và có thể tồn tại trong trạng thái ngủ đông hơn 20 năm. Trong trường hợp môi trường xấu đi, trứng của loài này có thể nằm im trong đất cho đến khi môi trường cải thiện.

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?
Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"
Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!
Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong
Các nhà khoa học Campuchia và Mỹ xác nhận ngư dân Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.
