Người đầu tiên chinh phục điểm sâu nhất ở mọi đại dương

Nhà thám hiểm người Mỹ Victor Vescovo lặn xuống đáy rãnh Molly sâu 5,5km ở Bắc Băng Dương bằng tàu ngầm trong chuyến đi gần nhất.


Vescovo lặn xuống rãnh Mariana ở Thái Bình Dương. (Video: BBC).

Vescovo thực hiện các chuyến lặn sâu trong 10 tháng qua ở Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương và Đại Tây Dương. Nhóm của ông cũng ghé thăm xác tàu Titanic. Mọi chuyến lặn đều được thực hiện bằng tàu ngầm Deep Sea Vehicle (DSV) Limiting Factor nặng 12 tấn thả từ tàu hỗ trợ DSSV Pressure Drop.

Chuyến lặn cuối cùng trong dự án "Five Deeps Expedition" kết thúc hôm 24/8 khi nhà thám hiểm tới địa điểm có tên Molloy Hole ở cách quần đảo Svalbard của Na Uy khoảng 275 km về phía tây. Độ sâu được ghi nhận trong chuyến lặn là 5.550m với sai số dao động trong khoảng 14m. Đây là lần đầu tiên con người tiếp cận địa điểm này.

Người đầu tiên chinh phục điểm sâu nhất ở mọi đại dương
Vescovo đứng trên nóc tàu ngầm. (Ảnh: BBC).

Trong hành trình vòng quanh thế giới, các nhà nghiên cứu đã thả hơn 100 thiết bị đổ bộ. Đây là những dàn thiết bị chìm xuống đáy biển và ghi chép mọi hình ảnh và cảm biến. Nhóm nghiên cứu khoa học của Five Deeps phát hiện 40 loài mới. Một catalogue mẫu vật sinh học và mẫu nước đang chờ phân tích trong phòng thí nghiệm, bao gồm mẫu nước lấy từ 5 điểm sâu nhất ở các đại dương.

Tiến sĩ Alan Jamieson là trưởng nhóm nghiên cứu trong dự án thám hiểm. Ông cho biết tàu ngầm và trạm đổ bộ thực hiện nhiều phép đo độ mặn, nhiệt độ và độ sâu. Dữ liệu sẽ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn vòng tuần hoàn đại dương, góp phần cải tiến các mô hình vi tính để dự đoán những kịch bản khí hậu tương lai.

Tàu DSSV Pressure Drop lập bản đồ đáy biển khi di chuyển qua 5 đại dương. Dữ liệu độ sâu được gửi cho dự án quốc tế để lập bản đồ toàn bộ đáy biển vào năm 2030. Dự án Five Deeps Expedition cũng góp phần thể hiện tiềm năng của những công nghệ khám phá biển sâu tối tân.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì xảy ra nếu cá mập biến mất?

Điều gì xảy ra nếu cá mập biến mất?

Sự biến mất của loài săn mồi đầu bảng như cá mập sẽ gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, khiến nhiều động vật khác chết theo.

Đăng ngày: 10/09/2019
Khám phá loại san hô chỉ có ở quần đảo Trường Sa

Khám phá loại san hô chỉ có ở quần đảo Trường Sa

San hô trúc có diện tích phân bố hẹp. Ở Việt Nam, san hô trúc mới chỉ thấy có ở quần đảo Trường Sa.

Đăng ngày: 09/09/2019
Các nhà khoa học phát hiện ra loài cá voi mới có mỏ như chim trên bờ biển Nhật Bản

Các nhà khoa học phát hiện ra loài cá voi mới có mỏ như chim trên bờ biển Nhật Bản

Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện một loài cá voi mới có tên Berardius minimus cơ thể của chúng chủ yếu là màu đen và có một cái mỏ nhỏ như chim.

Đăng ngày: 09/09/2019
Tại sao cá ngựa đực lại mang thai và đẻ con mà không phải là con cái?

Tại sao cá ngựa đực lại mang thai và đẻ con mà không phải là con cái?

Khác với các loài sinh vật khác dưới biển, cá ngựa có đặc điểm sinh sản rất khác biệt. Những con đực sẽ là những con mang thai và trực tiếp đẻ ra những con cá ngựa con.

Đăng ngày: 01/09/2019
Top 6 loài cá to lớn nhất đại dương

Top 6 loài cá to lớn nhất đại dương

Thế giới đại dương rộng lớn với muôn vàn loài động vật khiến chúng ta phải khao khát được khám phá, từ hung tợn cho tới kỳ lạ với những khả năng đặc biệt, chúng dần thu hút sự tò mò của con người hơn.

Đăng ngày: 28/08/2019
Tái tạo thành công loài san hô nguy cấp trong phòng thí nghiệm

Tái tạo thành công loài san hô nguy cấp trong phòng thí nghiệm

Việc tái tạo thành công san hô cột Đại Tây Dương trong môi trường nhân tạo mở ra hy vọng cứu quần thể san hô đang chết dần ở Florida.

Đăng ngày: 28/08/2019

"Vùng chết" giữ xác tàu nguyên vẹn hàng nghìn năm dưới biển Đen

Khu vực không chứa oxy dưới đáy biển Đen giúp bảo quản 60 xác tàu đắm hoàn hảo tới mức có thể nhìn rõ trang trí trên khung gỗ.

Đăng ngày: 27/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News