Người đầu tiên đi bộ trong không gian qua đời

Nhà du hành vũ trụ Xô Viết Alexei Leonov, người đầu tiên đi bộ trong không gian vào năm 1965, qua đời ở tuổi 85.

Alexei Leonov mất tại bệnh viện Leonov ở Moskva hôm 11/10 sau thời gian dài lâm bệnh nặng. Nhà du hành vũ trụ Oleg Kononenko bày tỏ thương tiếc trước sự ra đi của Leonov và nhấn mạnh đây là "tổn thất to lớn đối với hành tinh".


Nhà du hành vũ trụ Alexei Leonov. (Ảnh: NBC).

Leonov sinh ra ở Siberia. Gia đình ông chuyển tới thành phố Kaliningrad ở miền tây nước Nga năm 1948. Khi đang là phi công không quân, ông được chọn vào chương trình đào tạo nhà du hành vũ trụ năm 1960. Ông tham gia tập huấn cùng với Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vào không gian, và nhanh chóng trở thành bạn thân.

Ngày 18/3/1965, Leonov bay vào không gian trên tàu Voskhod 2. Khi tới quỹ đạo, Leonov chui ra ngoài để thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên trong lịch sử nhân loại ở độ cao 475 km. Nối với tàu vũ trụ bằng đoạn dây cáp dài 4,8 m, nhà du hành trôi nổi bên trên Trái Đất trong suốt 12 phút.

Trong môi trường chân không của vũ trụ, bộ đồ du hành của Leonov bắt đầu phình lên bất thường. Tay chân của ông trượt dần ra khỏi găng tay và ủng. Leonov có thể không chui vừa khoang điều áp trên tàu. Tệ hơn, nhà du hành nhận ra chỉ còn 5 phút trước khi con tàu sắp bay vào vùng bóng tối của Trái Đất, nơi mọi thứ hoàn toàn tối đen. Ông xả bớt không khí ra khỏi bộ đồ và kịp chui vào khoang điều áp bằng cách thò đầu vào trước. Trong lúc Leonov chật vật xoay người trong khoang chứa chật hẹp, nhiệt độ cơ thể ông tăng gần chạm ngưỡng gây sốc nhiệt.

Khi trở về Trái Đất, Leonov và cộng sự là phi hành gia Pavel Belyayev rơi xuống một khu rừng trên dãy núi Ural và phải chờ 3 ngày trước khi lực lượng cứu hộ tới nơi. "Không gian tĩnh lặng tới mức tôi có thể nghe thấy nhịp đập tim mình. Bao quanh tôi là những ngôi sao và tôi đang trôi nổi rất khó kiểm soát. Tôi sẽ không bao giờ quên khoảnh khắc đó. Tôi cũng cảm nhận được trách nhiệm vô cùng lớn lao. Tất nhiên, khi đó tôi không biết mình sắp trải qua thời khắc khó khăn nhất trong đời lúc quay lại khoang điều áp", Leonov chia sẻ với tờ Observer.

Một thập kỷ sau, Leonov trở thành một trong hai nhà du hành tham gia nhiệm vụ ghép nối đầu tiên giữa tàu vũ trụ Apollo 18 của Mỹ và Soyuz 19 của Xô Viết. Ông hai lần được trao tặng huân chương Anh hùng Xô Viết.

Dù nổi tiếng với sự nghiệp phi hành gia, các tác phẩm hội họa của Leonov cũng gây tiếng vang. Leonov rèn luyện khả năng vẽ trong môi trường không trọng lực. Ông vẽ bức tranh đầu tiên trong không gian trong chuyến bay năm 1965. Trong bức tranh, Leonov khắc họa Mặt Trời mọc khi nhìn từ tàu vũ trụ Voskhod 2. Bức tranh vẽ bằng bút chì màu của ông được triển lãm tại Bảo tàng Khoa học London năm 2015.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Đăng ngày: 18/02/2025
Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Sultan Moulay Ismaïl - ông hoàng Morocco nổi tiếng tàn bạo và khát máu, cũng là người đàn ông "mắn đẻ" nhất trong lịch sử thế giới.

Đăng ngày: 18/02/2025
Những thiên tài thuận tay trái

Những thiên tài thuận tay trái

Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Đăng ngày: 13/02/2025
Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Đăng ngày: 12/02/2025
Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Những thiên tài tự học

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Đăng ngày: 05/02/2025
Huyền thoại bác học Acsimet

Huyền thoại bác học Acsimet

Nhiều nhà bác học thông thái trong lịch sử đã để lại cho nhân loại những công trình nghiên cứu vô giá, nhưng họ cũng lưu lại cho hậu thế những mẫu chuyện cười ra nước mắt về “tính đãng trí bác học” của bản thân mình.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News