Người Đẹp Đen rơi xuống Sahara: Phần "cơ thể" sơ sinh hành tinh khác

Theo nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Anthony Lagain từ Trung tâm Khoa học và công nghệ không gian thuộc Đại học Curtin - Úc, Người Đẹp Đen - tên khoa học là NWA 7034, nặng 320 g - vừa được xác định là được phóng ra từ miệng núi lửa ở phía Đông Bắc của vùng Terra Cimmeria-Sirenum, Nam Bán cầu sao Hỏa.


Ảnh đồ họa mô tả cái nhìn thoáng qua về lịch sử của Người Đẹp Đen - (Ảnh: ĐẠI HỌC CURTIN).

Tờ Sci-News cho biết các nhà khoa học đã sử dụng siêu máy tính tại Trung tâm Nghiên cứu siêu máy tính Pawsey và Curtin HIVE để phân tích một mảnh nhỏ từ Người Đẹp Đen để đối chiếu thành phần của nó với thành phần của các vùng trên sao Hỏa mà NASA đã thu thập được.

Kết quả cho thấy Người Đẹp Đen thuộc về trầm tích phun trào của núi lửa Khujirt. được hình thành cách đây 1,5 tỉ năm. Sau đó nó bị bắn ra ngoài không gian thông qua một vụ phun trào khác làm hình thành miệng núi lửa Karrartha cách đây 5-10 triệu năm.


"Chân dung" Người Đẹp Đen - (Ảnh: NASA)

Vì có nguồn gốc từ các vụ phun trào núi lửa, nên Người Đẹp Đen phải là một thứ đến từ sâu bên trong lòng sao Hỏa - nơi các mảnh vỏ cổ xưa từ lâu đã lặn xuống lớp phủ sâu và được "tái chế".

Các bước nghiên cứu tiếp theo đã xác định được điều đó: Người Đẹp Đen chính là phần cơ thể hành tinh quý giá từ sao Hỏa sơ sinh, cụ thể là từ lớp vỏ hành tinh rất cũ của sao Hỏa, khoảng 4,53 tỉ năm tuổi.

Vì vậy, nó đã mở ra một "cửa sổ" quan trọng vào quá khứ của sao Hỏa, và cũng có thể giúp chúng ta giải đáp được những bí ẩn về quá khứ của chính Trái đất hay của sao Thủy, của Mặt trăng... khi mới thành hình.

Theo giáo sư Gretchen Benedix, cũng từ Trung tâm Khoa học và công nghệ không gian thuộc Đại học Curtin, nghiên cứu của họ còn mở đường cho một thuật toán nhằm giúp dễ dàng xác định được vị trí của các thiên thạch sao Hỏa, từ đó hoàn thiện hiểu biết về lịch sử địa chất của hành kinh cận kề Trái đất này.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Trung Quốc xác nhận có nước trên Mặt trăng

Trung Quốc xác nhận có nước trên Mặt trăng

Qua xác nhận qua thử nghiệm trên Trái đất, các nhà khoa học Trung Quốc báo cáo có các dấu hiệu cho thấy nước tồn tại trong những hòn đá do tàu đổ bộ Chang’e 5 thu lượm trên Mặt trăng.

Đăng ngày: 20/03/2025
Mất bao lâu để đến được hệ sao khác ngoài Hệ Mặt trời?

Mất bao lâu để đến được hệ sao khác ngoài Hệ Mặt trời?

Một nhóm các nhà vật lý quyết định ước tính xem chúng ta mất bao nhiêu thời gian để đến được các hệ sao khác trong Dải Ngân hà bằng các tàu vũ trụ hiện có.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vết nứt của vũ trụ trông như thế nào?

Vết nứt của vũ trụ trông như thế nào?

Vũ trụ có thể tồn tại những "vết nứt", là hệ quả từ vụ nổ Big Bang.

Đăng ngày: 18/03/2025
Trái đất suýt bị lỗ đen quái vật hất bay khỏi thiên hà?

Trái đất suýt bị lỗ đen quái vật hất bay khỏi thiên hà?

Các nhà khoa học vừa xác định được một hành vi mới, cực kỳ rùng rợn của các lỗ đen quái vật, có thể khiến những thế giới như Trái Đất bị phá hủy từ trong nôi.

Đăng ngày: 17/03/2025
Vì sao vị trí của các chòm sao biến đổi theo thời gian?

Vì sao vị trí của các chòm sao biến đổi theo thời gian?

Những đêm tối trăng, trời trong sáng, đứng chỗ quang đãng bạn sẽ thấy các ngôi sao nhấp nháy trên màn trời đen.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News