Người đoạt giải Nobel bị Wikipedia từ chối lập trang vì không nổi tiếng
Từ điển Wikipedia hứng chịu nhiều chỉ trích khi từ chối lập trang tiểu sử cho tiến sĩ Donna Strickland, nữ học giả đoạt giải Nobel Vật lý năm nay.
Nhà nghiên cứu Canada Donna Strickland, phó giáo sư vật lý và thiên văn ở Đại học Waterloo, là một trong ba học giả đoạt giải Nobel Vật lý năm 2018. Nhưng nhà vật lý không có trang thông tin riêng trên từ điển bách khoa mở Wikipedia mãi tới 1,5 tiếng sau khi giải thưởng được công bố, Independent hôm nay đưa tin.
Nhà nghiên cứu Donna Strickland.
Khi một người sử dụng Wikipedia cố gắng lập trang tiểu sử về bà Strickland hồi tháng 3, yêu cầu bị người kiểm duyệt từ chối. "Các tài liệu tham khảo của đệ trình cho thấy đối tượng không đủ tiêu chuẩn cho bài viết trên Wikipedia", người điều hành website phản hồi. Vài giờ sau lễ công bố giải Nobel Vật lý, các biên tập viên của Wikipedia vội vàng lập trang riêng cho Strickland kèm theo thông tin về những công trình đã xuất bản và giải thưởng của bà.
Bà Strickland là người phụ nữ thứ ba đoạt giải Nobel Vật lý cùng với Marie Curie (năm 1903) và Maria Goeppert-Mayer (năm 1963), theo BBC. Tiến sĩ người Canada chia sẻ giải thưởng năm nay cùng với hai nhà nghiên cứu Arthur Ashkin (người Mỹ) và Gerard Mourou (người Pháp). Họ được vinh danh nhờ những phát hiện trong lĩnh vực vật lý laser.
Khác với Strickland, ông Mourou đã có trang riêng trên Wikipedia từ năm 2015. Quyết định của Wikipedia vấp phải chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng khoa học, châm ngòi cho cuộc tranh cãi về những chướng ngại vật mà phụ nữ phải đối mặt trong lĩnh vực nghiên cứu. Trước đó vài ngày, nhà vật lý kỳ cựu, giáo sư Alessandro Strumia, có bài giảng mang tính xúc phạm ở phòng thí nghiệm vật lý hạt CERN tại Geneva khi khẳng định "ngành vật lý do những người đàn ông gây dựng nên".
"Có vẻ như những đóng góp của bà Strickland cho khoa học không được đánh giá là thú vị bởi bà là phụ nữ và đang làm công việc mà nhiều người vẫn coi là thuộc về nam giới", Sabine Hossenfelder, nhà vật lý lý thuyết ở Viện Nghiên cứu Cao cấp Frankfurt, cho hay.
Ủy ban Nobel ngày càng nhận thức được hồ sơ theo dõi nghèo nàn của họ với các nhà khoa học nữ. Năm ngoái, tất cả những người đoạt giải là đàn ông. "Chúng tôi rất thất vọng khi nhìn vào viễn cảnh lớn hơn rằng nhiều phụ nữ đã không được trao giải. Tôi nghi ngờ có nhiều phụ nữ xứng đáng được xem xét giải thưởng hơn", Göran Hansson, phó chủ tịch hội đồng quản trị Quỹ Nobel, chia sẻ.

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?
"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch!

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu
Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại
Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.

Sai lầm của một số vĩ nhân
Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của ngài Isaac! Thợ đúc tiền! Vĩ đại thật!...
