Thông tin hiếm hoi về nhà khoa học nữ đầu tiên giành giải Nobel Vật lý sau 55 năm
Nhà khoa học Donna Strickland đã trở thành người phụ nữ đầu tiên giành giải Nobel Vật lý sau 55 năm.
Vào 17h chiều 2/10 (theo giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố giải Nobel Vật lý năm 2018 thuộc về 3 nhà khoa học Arthur Ashkin (Mỹ), Gerard Mourou (Pháp) và Donna Strickland (Canada) vì những phát minh mang tính đột phá về lĩnh vực vật lý laser.
Theo đài Sputnik, bà Donna Strickland là một nhà vật lý chuyên ngành laser làm việc tại Đại học Waterloo, bang Ontario, Canada. Bà sinh ngày 27/5/1959 tại thành phố Guelph, tây nam Ontario. Hiện bà là nữ giáo sư đi đầu trong các nghiên cứu về laser quốc tế.
Nhà khoa học Donna Strickland người Canada. (Ảnh: Vox).
Với giải thưởng công bố chiều 2/10, bà Donna là người phụ nữ đầu tiên giành giải Nobel Vật lý kể từ khi bà Maria Goeppert Mayer được trao giải vào năm 1963 về nghiên cứu đột phá cấu trúc hạt nhân dạng lớp. Bà Donna cũng là một trong ba người phụ nữ trong lịch sử giành giải Nobel Vật lý, trước đó là Marie Curie năm 1903 và Maria Goeppert-Mayer năm 1963.
Công trình nghiên cứu được trao giải ngày nay của Donna bắt đầu từ năm 1985, khi bà đang học lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Rochester ở New York, Mỹ.
Công trình nghiên cứu của bà là phát triển một kỹ thuật gọi là khuếch đại xung được sử dụng để sản xuất các xung siêu ngắn có cường độ rất cao, hữu ích trong các máy hỗ trợ thu nhỏ bằng laser phục vụ y học, trong đó có các ca phẫu thuật mắt.
Bà Donna từng giữ chức Phó Chủ tịch (2011) và Chủ tịch (2013) tổ chức khoa học Optical Society có thành viên ở hơn 100 quốc gia. Bà cũng nằm trong ban biên tập tạp chí khoa học Optics Letters từ năm 2004 đến năm 2010.
Bà Donna sẽ chia giải thưởng trị giá 9 triệu đồng kronor Thụy Điển (tương đương 1,1 triệu USD) cho nhà vật lý laser người Pháp Gerard Mourou – là thầy hướng dẫn của bà năm 1989 và nhà vật lý người Mỹ Arthur Ashkin thuộc phòng thí nghiệm Bell Laboratories ở New Jersey, với công trình phát triển “nhíp quang học”.
Trả lời phỏng vấn qua điện thoại với Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển, bà Donna không giấu nổi niềm vui: “Chúng ta cần mừng cho các nhà khoa học nữ vì chúng tôi luôn ở đó. Tôi cảm thấy vinh dự khi là một trong những người phụ nữ đó”.
Giải Nobel Vật lý 2017 thuộc về 3 nhà khoa học Rainer Weiss, Barry C. Barish và Kip S. Thorne với công trình nghiên cứu về sóng hấp dẫn.
Nobel Vật lý là giải Nobel thứ hai được trao trong mùa Nobel 2018, sau khi giải Nobel Y học được trao cho hai nhà khoa học James P Allison (người Mỹ) và Tasuku Honjo (người Nhật Bản). Công trình của 2 nhà khoa học Allison và Honjo đã tìm ra phương thức ức chế hệ thống miễn dịch để chống lại tế bào ung thư, bước đột phá mở ra nguyên lý mới cho việc điều trị căn bệnh này.

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla
Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới
Sultan Moulay Ismaïl - ông hoàng Morocco nổi tiếng tàn bạo và khát máu, cũng là người đàn ông "mắn đẻ" nhất trong lịch sử thế giới.

Những thiên tài thuận tay trái
Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ
Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.
