Nghiên cứu mới về điều trị ung thư giành Giải Nobel Y học 2018
Nhà khoa học James P.Allison và Tasuku Honjo tìm ra liệu pháp điều trị ung thư bằng cách ức chế cơ chế điều hòa âm tính của kháng thể.
Quá trình kiểm phiếu để lựa chọn giải Nobel Y học 2018 đã được Ủy ban giải Nobel Y học của viện Karolinska (Thụy Điển) hoàn tất và công bố vào 16 giờ 30 phút chiều nay (giờ Hà Nội).
GS James P. Allison (70 tuổi, người Mỹ) đã nghiên cứu một loại protein hoạt động như một chất kìm hãm hệ miễn dịch. Ông nhận ra tiềm năng khi giải phóng tế bào miễn dịch có thể kích thích khả năng tấn công các khối u. Theo đó, ông phát triển ý tưởng này thành hướng tiếp cận mới để điều trị cho bệnh nhân.
Hai nhà khoa học có công trình được giải Nobel y học 2018. (Ảnh: Nobel Prize).
Còn GS Tasuku Honjo (76 tuổi, người Nhật Bản) cũng phát hiện một loại protein ở tế bào miễn dịch hoạt động như chất ức chế nhưng có cơ chế hoạt động khác. Các phương pháp điều trị dựa trên phát hiện của ông rất hiệu quả trong việc chống lại ung thư.
Phương pháp mới áp dụng thử nghiệm trong việc điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ. Hai tháng sau khi đưa vào tế bào miễn dịch, hiện tượng tiến triển giả xuất hiện. Sau 4 tháng, kích thước khối u được thu nhỏ.
Ủy ban Nobel đánh giá, công trình của 2 nhà khoa học tìm ra cách kích thích hệ thống miễn dịch để chống lại tế bào ung thư, mở ra nguyên lý mới cho việc điều trị bệnh này. Nghiên cứu mang lại hy vọng cho cộng đồng khi bệnh ung thư đang giết hàng triệu mạng sống mỗi năm.
James P. Allison là giáo sư miễn dịch học tại Trung tâm Ung thư MD Anderson thuộc Đại học Texas. Ông từng có nhiều năm nghiên cứu về cơ chế phát triển và kích hoạt thụ thể tế bào T. Ông cũng là nhà khoa học đầu tiên tìm ra cách tách chuỗi protein phức tạp của kháng nguyên thụ thể tế bào T.
Nhà miễn dịch học Tasuku Honjo, Đại học Kyoto, nổi tiếng với công trình về protein PD-1 trong liệu pháp điều trị ung thư. Ông cũng là người phát hiện về một loại enzyme AID có vai trò thiết yếu trong quá trình tái tổ hợp gene kháng thể và siêu đột biến.
Theo Nobel Prize, các giải Nobel Vật lý, Hóa học, Hòa bình và Kinh tế sẽ được công bố trong những ngày 2, 3, 5 và 8/10. Giải Nobel Y học năm ngoái thuộc về ba nhà khoa học Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young với những phát hiện về gene kiểm soát nhịp sinh học hàng ngày.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học
Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.
