Người La Mã đã phát minh ra phương pháp tái chế từ 2.000 năm trước

Các cuộc khai quật đã cho thấy rác để ở bên ngoài tường thành không phải để chôn lấp mà đã được thu gom, phân loại và bán.

Người La Mã là những kỹ sư tài ba, họ phát minh ra cách làm hệ thống sưởi dưới sàn, cống và sử dụng bê tông làm vật liệu xây dựng. Giờ đây chúng ta còn biết họ cũng là bậc thầy trong việc tái chế rác.

Người La Mã đã phát minh ra phương pháp tái chế từ 2.000 năm trước
Phục dựng quảng trường buôn bán, phỏng theo cuốn sách “Những ngôi nhà và di tích của Pompeii” của Fausto và Felice Niccolini, 1854-96.

Pompeii là thành phố bị chôn vùi dưới lớp tro bụi của núi lửa Vesuvius khi núi lửa này phun trào vào năm 79 sau Công nguyên. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ở đây những đống rác khổng lồ bên ngoài tường thành chính là nơi phân loại để tái sử dụng rác.

Giáo sư Allison Emmerson, một nhà nghiên cứu người Mỹ đã tham gia vào nhóm công tác khảo sát Pompeii, cho biết rác được chất đống dọc theo hầu hết các bức tường thành phía Bắc thành phố và ở nhiều nơi khác nữa. Một số đống rác cao đến vài mét và gồm rác nhựa và mảnh gốm. Những thứ này có thể tái sử dụng để làm vật liệu xây dựng.

Trước đây người ta cho rằng những đống ụ này hình thành khi thành phố bị động đất vào khoảng 17 năm trước thảm họa núi lửa. Vào giữa thế kỷ XX, người dân ở đây đã dọn dẹp gần hết các đống ụ này nhưng vẫn còn một số đống mới tiếp tục được tìm thấy.

Phân tích khoa học hiện nay đã phát hiện ra một phần rác từ thành phố đã được chuyển ra ngoại thành giống như các bãi chôn lấp rác hiện đại ngày nay, sau đó những thứ có thể dùng làm vật liệu đã được chuyển trở lại thành phố để làm vật liệu xây dựng, ví dụ như làm nền nhà.

Cùng với các đồng nghiệp, giáo sư Emmerson đã tìm hiểu được cách người Pompeii xây dựng thành phố cổ xưa này. Bà cho biết một phần của thành phố được xây từ rác, “những đống ụ bên ngoài các bức tường không phải được tập hợp ở đó để vứt bỏ mà được thu gom và phân loại rồi việc mua bán những phế liệu này diễn ra bên trong các bức tường thành”.

Người La Mã đã phát minh ra phương pháp tái chế từ 2.000 năm trước
Vùng ngoại thành Porta Ercolano bên ngoài tường thành phía Bắc của Pompeii. Khi khai khuật khu vực này, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những mảnh rác cổ chất ở trong và xung quanh các lăng mộ, nhà ở và cửa hàng.

Pompeii vốn là một thành phố của những biệt thự xinh đẹp và những tòa nhà công vụ, những quảng trường, cửa hàng nghệ thuật, quán rượu, nhà tắm công cộng và nhà thổ. Ngoài ra, thành phố còn có một đấu trường có sức chứa lên đến 20.000 khán giả.

Khi tro bụi núi lửa Vesuvius tràn xuống, thành phố chìm trong bóng tối và ít nhất 2.000 người đã chết. Năm 1748, một nhóm thám hiểm đã phát hiện ra thành phố này được bảo quản gần như nguyên vẹn dưới một lớp dày của tro và đá bọt núi lửa. Thậm chí về sau các nhà khảo cổ học còn tìm được cả một ổ bánh mì cũng được bảo quản nguyên vẹn.

Ngày nay Pompeii là một di sản thế giới được UNESCO công nhận. Mỗi năm nơi đây thu hút khoảng 2,5 triệu lượt khách đến thăm quan.

Giáo sư Emmerson và các đồng nghiệp đã dùng các mẫu đất để lần ra đường vận chuyển rác trong thành phố. Đất mà nhóm đào được có đặc điểm khác nhau tùy theo rác được thải ra ở chỗ nào. Rác vứt ở những nơi như nhà vệ sinh thì để lại một khu vực đất hữu cơ màu mỡ. Ngược lại, rác tích tụ trên phố hoặc các đống thu gom bên ngoài thành phố theo thời gian dần dần để lại đất nhiều cát hơn.

Sự khác biệt trong đất cho thấy rác thải ra ngay tại nơi nó được tìm thấy hay được thu gom từ nơi khác đến để tái sử dụng và tái chế. Ví dụ một số bức tường được xây bằng vật liệu tái sử dụng như các mảnh ngói và mảnh vò nước, thậm chí cả những cục vữa và thạch cao cũ. Hầu hết các bức tường này được trát bên ngoài bằng vữa nên không ai nhìn thấy bên trong gồm nhiều phế liệu khác nhau.

Các nhà nghiên cứu cho rằng động đất đã khiến cho những đồ vật này bị hỏng, vỡ, ngoài ra có cả gạch vụn và người La Mã đã tận dụng những phế liệu này. Thành phố Pompeii còn được phát triển mở rộng ra ngoài tường thành, vì thế không thể nói rằng những vùng ngoại thành này chỉ được dùng làm bãi chứa rác.

Các phương pháp hiện đại quản lý rác thải ngày nay tập trung vào việc đưa rác ra khỏi cuộc sống hàng ngày chứ không quan tâm điều gì sẽ xảy ra với số rác đó, miễn sao nó được đem đi khỏi. Nhưng chính ở Pompeii, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một cách làm hoàn toàn khác. Đó là rác được thu gom và phân loại để tái sử dụng.

Người La Mã đã phát minh ra phương pháp tái chế từ 2.000 năm trước
Một bức họa mô tả công việc chia bánh mỳ trước hiên nhà ở Pompeii.

Giáo sư Emmerson nói rằng: “người Pompeii sống gần với rác thải của họ hơn so với giới hạn mà ngày nay chúng ta chấp nhận được, không phải vì thành phố của họ thiếu cơ sở hạ tầng và họ không quan tâm đến việc quản lý rác, mà vì hệ thống quản lý đô thị của họ đã được tổ chức theo những nguyên tắc khác cách làm của chúng ta. Điều này có liên quan đến khủng hoảng rác trong thời hiện đại ngày nay. Các nước quản lý rác hiệu quả nhất đã áp dụng một dạng mô hình cổ đại, ưu tiên phân loại rác để tái sử dụng hơn là chỉ đơn thuần đổ rác đi".

Loading...
TIN CŨ HƠN
6 nhà phát minh nổi tiếng vì những thứ họ không hề phát minh ra

6 nhà phát minh nổi tiếng vì những thứ họ không hề phát minh ra

Trong thế giới ngày nay, các nhà phát minh là những người nhận được rất nhiều sự nể trọng. Họ có thể là tác giả của một ứng dụng hữu ích, hoặc đã bỏ công nghiên cứu một giải pháp công nghệ thú vị nhằm khắc phục một vấn đề phổ biến.

Đăng ngày: 24/04/2020
Cậu bé 12 tuổi sáng chế thiết bị chống đau tai khi đeo khẩu trang

Cậu bé 12 tuổi sáng chế thiết bị chống đau tai khi đeo khẩu trang

Nhận được lời yêu cầu giúp đỡ của một bệnh viện ở địa phương khi các nhân viên y tế ở đây bị đau tai nghiêm trọng khi phải đeo khẩu trang thường xuyên, cậu bé Quinn Callander, 12 tuổi sống ở vùng ngoại ô Vancouver, Canada đã sáng chế ra thiết bị chống đau tai bằng máy in 3D.

Đăng ngày: 14/04/2020
Những phát minh được truyền cảm hứng từ đại dịch Covid-19

Những phát minh được truyền cảm hứng từ đại dịch Covid-19

Một loại máy thở mới, khăn trùm và robot diệt virus và nắm đấm cửa không cần dùng tay là một trong số những sáng tạo mới được ra đời để đương đầu với corona virus.

Đăng ngày: 01/04/2020
Ca sĩ Hàn được cấp bằng sáng chế khẩu trang

Ca sĩ Hàn được cấp bằng sáng chế khẩu trang

Yunho - thành viên nhóm nhạc DBSK - cùng bạn thân của anh được cấp bằng sáng chế cho thiết kế khẩu trang có nắp đóng mở.

Đăng ngày: 27/03/2020
Dụng cụ đơn giản này có thể biến vỏ chai nhựa thành những sợi dây chỉ trong vài nốt nhạc

Dụng cụ đơn giản này có thể biến vỏ chai nhựa thành những sợi dây chỉ trong vài nốt nhạc

Dụng cụ này được phát minh bởi cặp đôi người Pháp Pavel và Ian, được gọi vốn thành công trên Kickstarter từ năm 2016 và hiện đang được bán trên thị trường với giá khoảng 15 USD.

Đăng ngày: 26/03/2020
Những sáng chế thay đổi thế giới của người trẻ dưới 20 tuổi

Những sáng chế thay đổi thế giới của người trẻ dưới 20 tuổi

Dù còn rất trẻ và thậm chí chưa 20 tuổi, nhưng những nhà sáng chế nhí vẫn có thể thay đổi thế giới bằng các sáng tạo của mình.

Đăng ngày: 07/03/2020
MIT phát minh ra “bề mặt thông minh”, hứa hẹn cải thiện độ mạnh của tín hiệu Wi-Fi đến 10 lần

MIT phát minh ra “bề mặt thông minh”, hứa hẹn cải thiện độ mạnh của tín hiệu Wi-Fi đến 10 lần

RFocus có thể giúp những thiết bị siêu nhỏ bắt được kết nối không dây một cách dễ dàng.

Đăng ngày: 06/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News