Người phụ nữ đầu tiên đoạt "Nobel toán học" qua đời ở tuổi 40
Maryam Mirzakhani, giáo sư của Đại học Stanford, đồng thời là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất đoạt giải thưởng toán học Field danh giá, đã qua đời ở độ tuổi 40.
Theo Guardian, thông báo từ Đại học Stanford cho biết giáo sư Mirzakhani qua đời ngày 15/7 do ung thư vú. Bà bị chẩn đoán mắc căn bệnh này 4 năm trước.
Nhà toán học 40 tuổi này là giáo sư của Đại học Stanford từ năm 2008 và cũng là người phụ nữ đầu tiên của Iran được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (NAS) hồi tháng 5/2016.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói sự ra đi của thiên tài toán học Maryam Mirzakhani là nỗi đau lớn. Trong khi đó, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cũng bày tỏ sự tiếc nuối.
Giáo sư Maryam Mirzakhani. (Ảnh: Đại học Stanford).
"Giáo sư Maryam Mirzakhani, thiên tài trẻ tuổi của Iran, đã qua đời. Thông tin này khiến tôi và mọi người dân Iran, những người luôn tự hào về các nhà khoa học ưu tú của đất nước, vô cùng đau đớn", ngoại trưởng Iran khẳng định.
Sinh thời, Maryam Mirzakhani từng mơ ước trở thành một nhà văn. Tuy nhiên, niềm đam mê toán học cháy bỏng giúp bà nhận được nhiều giải thưởng trong lĩnh vực này ngay từ khi còn trẻ.
Tốt nghiệp cử nhân toán học tại Đại học Công nghệ Sharif của Iran vào năm 1999, Mirzakhani sang Mỹ và lấy bằng tiến sĩ toán học của Đại học Harvard vào năm 2004.
Năm 2014, bà trở thành nhà toán học nữ đầu tiên nhận giải thưởng Field, được coi là giải Nobel trong lĩnh vực toán học.
Đại học Stanford cho biết nhà toán học Iran chuyên nghiên cứu các lý thuyết như không gian modul, thuyết Teichmuller, hình học phi Euclid,... vốn được coi là những chuyên ngành rất khó.
Giáo sư Mirzakhani qua đời ngày 15/7 do ung thư vú.
Các công trình nghiên cứu của Mirzakhani tập trung vào hình học phức tạp và có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực, từ mật mã học cho đến "lý thuyết vật lý về sự tồn tại của vũ trụ".
Bà từng mô tả công việc của mình "như đang lạc trong rừng rậm và tìm cách vận dụng mọi kiến thức nhằm đưa ra phương pháp mới, cùng một chút may mắn để tìm thấy lối ra".
Chủ tịch Đại học Stanford Marc Tessier-Lavigne khẳng định Maryam Mirzakhani là nguồn cảm hứng để hàng nghìn phụ nữ quyết tâm theo đuổi toán học cũng như các ngành khoa học khác.

Thomas Edison & những phát minh vĩ đại
Thomas Edison là nhà khoa học, nhà sáng chế và một thương nhân đã phát minh ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.

Bí mật ít biết về Leonardo da vinci
Leonardo da Vinci, một thiên tài, một nhà sáng chế vĩ đại người Ý. Một số tuyệt tác, sáng chế của ông được cả thế giới biết đến nhưng còn một số sự thật thú vị về cuộc đời và sự sáng tạo của Lenardo ít được mọi người biết đến.

Ngày 8/3: Tìm hiểu về những người phụ nữ đã góp phần làm thay đổi thế giới
Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 đang đến gần, hãy cùng chúng tôi điểm lại thông tin và hình ảnh của 7 người phụ nữ có những đóng gớp lớn lao làm thay đổi lịch sử thế giới.

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla
Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ
Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.
