Người phụ nữ đầu tiên nhận Nobel Y học trên thế giới là ai?

Gerty Cori là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới dành giải Nobel trong lĩnh vực Y học. Cùng với người chồng Carl Ferdinand Cori, cả hai cùng chung đam mê trong lĩnh vực tiền lâm sàng nhằm chứng minh những khái niệm sống còn trong lĩnh vực di truyền học.

Gerty Theresa Cori (1896-1957) là nhà hóa sinh học người Mỹ gốc Do Thái. Bà là con cả trong số 3 cô con gái của ông bà Martha và Otto Radnitz, giám đốc một nhà máy đường. Bà được dạy kèm ở nhà rồi vào học trường trung học dành cho nữ sinh. Người chú của bà, một giáo sư nhi khoa, khuyến khích bà theo đuổi ngành y và năm 1914, bà được nhận vào trường Đại học Charles ở Praha (Cộng hòa Séc). Vào thời điểm đó, có rất ít nữ sinh viên được nhận vào trường.

Khi học ở đây, bà đã gặp Carl Ferdinand Cori (1896 – 1984) là một nhà hóa sinh và nhà dược lý học người Mỹ gốc Áo. Cả hai đều có sở thích nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Đến năm 1920, cặp đôi này chính thức về chung một nhà. Cùng năm đó họ có bằng tiến sĩ Y khoa tại trường Đại học Prague. Cả hai sinh được một người con trai.


Chân dung nhà khoa học Gerty Theresa Cori.

Gerty cùng chồng bắt đầu nghiên cứu về quá trình chuyển hóa carbohydrate từ khi còn là sinh viên y khoa tại Đại học Prague. Khi Gerty còn nhỏ, bố của bà mắc bệnh tiểu đường, ông mong con gái sẽ tìm ra cách chữa căn bệnh này. Gerty đã không làm bố thất vọng, năm 1947, sau 30 năm dày công nghiên cứu, bà cùng chồng được trao Giải thưởng Nobel Y học cho công trình khám phá về quá trình biến đổi glycogen dưới tác dụng của chất xúc tác. Glycogen là một chất dẫn xuất của glucose tan ra và tái tổng hợp trong cơ thể để dùng như một nguồn và kho chứa năng lượng. Công trình của họ dẫn tới phát hiện ra rằng sự thiếu hụt enzyme có thể dẫn tới rối loạn chuyển hóa. Họ đã thực hiện nhiều nghiên cứu về hoạt động của các hormone, tập trung vào tuyến yên.

Sau đó, Carl chuyển đến Vienna (Áo) nơi Gerty làm việc trong bệnh viện nhi và Carl làm việc tại một phòng thí nghiệm của trường đại học. Chịu hậu quả của chiến tranh nên thực phẩm khan hiếm với người dân châu Âu thời kỳ đó. Gerty đã được cấp phát thực phẩm chức năng tại bệnh viện nhưng bà đã từ chối vì cảm thấy rằng bệnh nhân cần chúng hơn. Bà mắc bệnh xerophthalmia, một căn bệnh liên quan đến thiếu vitamin. Điều này kết hợp với chủ nghĩa bài Do Thái gia tăng đã khiến gia đình Cori quyết định di cư.


Vợ chồng Cori đều có sở thích nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Năm 1922, họ cùng nhau chuyển đến Mỹ và làm việc tại “Viện nghiên cứu các bệnh ác tính" (nay là Viện nghiên cứu Ung thư Roswell Park) ở New York. Sau thời gian dài cùng nhau nỗ lực, họ đã nhập tịch Mỹ năm 1928 và tiếp tục những nghiên cứu của mình phục vụ cho nhân loại. Vợ chồng Cori đã xuất bản chung 50 bài khảo luận khi làm việc ở Viện Roswell.

Người nào làm phần lớn công trình nghiên cứu thì để tên trước (người làm ít thì để tên phía sau) ở bài khảo luận đó. Bà Gerty đã xuất bản riêng 11 bài khảo luận. Năm 1929, hai người cùng đề xuất lý thuyết mang tên "Chu kỳ Cori", giải thích chuyển động của năng lượng trong cơ thể: Từ mô, cơ tới gan rồi trở lại mô, cơ.

Chu kỳ Cori là lời giải thích cho sự chuyển động của năng lượng trong cơ thể. Glycogen trong cơ bắp được chuyển hóa thành đường (glucose) khi cần năng lượng để cung cấp cho hoạt động thể chất nhưng cơ bắp để lại một phần đường dưới dạng axit lactic để sử dụng sau này. Axit lactic được gan tái chế thành glycogen, sau đó được lưu trữ trong cơ cho đến khi cần thiết. Khám phá của họ về quá trình này đặc biệt hữu ích cho việc điều trị bệnh tiểu đường nhưng đây cũng là lần đầu tiên chu trình của carbohydrate trong cơ thể con người được hiểu và giải thích đầy đủ. Lý thuyết này sau đó đã mang lại cho họ giải Nobel Y học.


Năm 1947, vợ chồng nhà Cori nhận giải thưởng Nobel Y học.

Vợ chồng bà rời Viện Roswell sau khi xuất bản công trình nghiên cứu về việc trao đổi chất carbohydrate. Họ đã nhận được nhiều giải thưởng vì đã phân lập và phát hiện hợp chất glucose-1 phosphate (sau này được gọi là Cori ester). Nhiều trường đại học mời ông Carl tới làm việc nhưng từ chối bà Gerty.

Năm 1931, họ chuyển tới St. Louis, Missouri, nơi Carl được mời làm giáo sư phân ban dược lý học ở trường Y học Đại học Washington. Dù chuyên làm việc nghiên cứu nhưng Gerty chỉ được mời làm phụ tá nghiên cứu. Năm 1947, khi Carl trở thành Trưởng phân khoa hóa sinh thì Gety được thăng hạng giáo sư, chức vụ mà bà đảm nhận tới khi qua đời.


Những đóng góp của Gerty Cori đã giúp nền y học có những bước tiến mới.

Năm 1952, Tổng thống Mỹ Harry S. Truman đã bổ nhiệm bà vào Hội đồng Khoa học Quốc gia. Gerty đã nhận được nhiều danh hiệu và giải thưởng trong suốt cuộc đời của mình, đặc biệt là giải thưởng Squibb về nội tiết học năm 1947; giải thưởng Báo chí Quốc gia dành cho phụ nữ năm 1948; giải thưởng Nghiên cứu Đường của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia năm 1950... Bà đã nhận được bằng danh dự của các trường: Đại học Smith, Đại học Yale và Đại học Rochester.

Năm 1947, bà bắt đầu cảm thấy các triệu chứng của bệnh Myelofibrosis, một căn bệnh hiếm gặp về tủy xương. Trong 10 năm, bà tiếp tục công việc của mình, chịu đựng đau đớn. Ngày 26/10/1957, bà qua đời vì suy thận.

Gerty được ca ngợi vì sự cống hiến, trí tuệ, sự liêm chính, lòng dũng cảm và chuyên nghiệp trong việc theo đuổi lĩnh vực y học và hóa sinh. Bà là phụ nữ người Mỹ đầu tiên đoạt giải Nobel. Hình ảnh Gerty cũng vinh dự xuất hiện trên tem thư của Mỹ năm 2008. “Hố Cori” trên Mặt Trăng được đặt theo tên bà. Bà cũng có chung một "ngôi sao" với chồng ở Đại lộ Danh vọng St. Louis.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những thiên tài tự học

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Đăng ngày: 07/05/2025
Thần đồng có IQ cao hơn Albert Einstein: Thiên tài Toán học, quá khứ từng bị cho thôi học vì quá thông minh

Thần đồng có IQ cao hơn Albert Einstein: Thiên tài Toán học, quá khứ từng bị cho thôi học vì quá thông minh

Chắc hẳn nhiều người sẽ phải "toát mồ hôi" khi tìm hiểu về cuộc đời của Đào Triết Hiên.

Đăng ngày: 06/05/2025
Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới

Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Đăng ngày: 02/05/2025
Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?

"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch! 

Đăng ngày: 23/04/2025
Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu

Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.

Đăng ngày: 21/04/2025
Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại

Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.

Đăng ngày: 17/04/2025
Sai lầm của một số vĩ nhân

Sai lầm của một số vĩ nhân

Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của ngài Isaac! Thợ đúc tiền! Vĩ đại thật!...

Đăng ngày: 13/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News