Người phụ nữ giúp Ấn Độ làm nên thành công của tàu khám phá Mặt trăng

Ngày 23/8, Ấn Độ vỡ oà vui mừng khi Chandrayaan-3 đáp xuống cực nam của Mặt trăng thành công. Ít ai biết rằng phía sau thành công đó là một phụ nữ.

Thành viên chính trong nhóm làm nên thành công của sứ mệnh đầy tham vọng là bà Ritu Karidhal Srivastava, người được đặt biệt danh là “Người phụ nữ tên lửa” của Ấn Độ.

Tiến sĩ Karidhal là nhà khoa học cấp cao tại Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO), giám đốc sứ mệnh của Chandrayaan-2 và phó giám đốc điều hành của Mangalyaan - sứ mệnh tàu quỹ đạo sao Hỏa (MOM) của Ấn Độ.

Người phụ nữ giúp Ấn Độ làm nên thành công của tàu khám phá Mặt trăng
Tiến sĩ Ritu Karidhal Srivastava.

Bà được ưu ái gọi với biệt danh “Người phụ nữ tên lửa” vì khả năng lãnh đạo và đóng góp to lớn cho các dự án lớn của ISRO.

Thành công này đưa Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên đến được cực nam của vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất.

Tiến sĩ Karidhal là cử nhân Vật lý của ĐH Lucknow, sau đó nhận bằng thạc sĩ về kỹ thuật hàng không vũ trụ của Viện Khoa học Ấn Độ (IISc). Năm 1997, bà gia nhập ISRO.

Bà Karidhal đã được trao nhiều giải thưởng cho các thành tích trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.

Tiến sĩ Karidhal luôn bị mê hoặc bởi không gian vũ trụ và muốn làm điều gì đó khác biệt. Bà từng sưu tập những mẩu giấy cắt ra từ các bản tin ISRO và NASA, sau đó xuất bản hơn 20 bài báo trên các ấn phẩm quốc tế và quốc gia về lĩnh vực này.

Tiến sĩ Karidhal được coi là hình mẫu cho những phụ nữ mơ ước tạo nên dấu ấn trong lĩnh vực STEM.

Tàu đổ bộ Chandrayaan-3 của ISRO được phóng lên thành công từ trung tâm vũ trụ Satish Dhawan hôm 14/7, vượt qua hành trình dài 300.000km để đến được khu vực cực nam của Mặt trăng.

Thành công này đưa Ấn Độ trở thành một cường quốc toàn cầu trong lĩnh vực khám phá không gian vũ trụ. Trước đây, chỉ có Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô cũ đưa được tàu tự hành hạ cánh mềm xuống Mặt trăng.

Trước đó, Ấn Độ đã thực hiện hai sứ mệnh Mặt trăng. Sứ mệnh Chandrayaan đầu tiên được phóng lên ngày 22/10/2008 để tìm nước. Chandrayaan-2 được phóng vào ngày 22/7/2019 nhưng bị lạc chỉ còn cách Mặt Trăng 2,1km.

Mục tiêu chính của Chandrayaan-3 là phân tích hóa học và phám phá các yếu tố phục vụ những sứ mệnh khám phá vũ trụ trong tương lai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Andreas Vesalius - Ngự y say mê giải phẫu

Andreas Vesalius - Ngự y say mê giải phẫu

Bất chấp bị gièm pha và nghi kỵ, Andreas Vesalius (1514 – 1564) dành trọn cuộc đời mổ xẻ, nghiên cứu giải phẫu cơ thể người.

Đăng ngày: 23/08/2023
Nhà khoa học Việt được Hiệp hội vật liệu thế giới vinh danh

Nhà khoa học Việt được Hiệp hội vật liệu thế giới vinh danh

PGS.TS Phạm Minh Sơn được trao Giải thưởng Nhà sáng tạo trẻ 2024 với những nghiên cứu xuất sắc và đột phá về vật liệu cho công nghệ in 3D.

Đăng ngày: 17/08/2023
Cuộc đời bí ẩn của Tổng trấn La Mã, người ra lệnh đóng đinh Chúa Giêsu

Cuộc đời bí ẩn của Tổng trấn La Mã, người ra lệnh đóng đinh Chúa Giêsu

Được biết đến nhiều nhất là người đã kết án tử hình Chúa Giêsu, Pontius Pilate còn là một nhân vật gây tranh cãi trong cả Kinh thánh và lịch sử.

Đăng ngày: 11/08/2023
Chuyện buồn của người đàn ông sống sót qua thảm kịch Titanic: Bị cả nước lên án, qua đời trong tủi nhục

Chuyện buồn của người đàn ông sống sót qua thảm kịch Titanic: Bị cả nước lên án, qua đời trong tủi nhục

Masabumi Hosono bị dè bỉu vì cáo buộc không tuân theo nguyên tắc " phụ nữ và trẻ em được ưu tiên". Dù sống sót qua thảm họa, ông bị cả nước quay lưng và qua đời trong tủi nhục vào năm 1939.

Đăng ngày: 05/08/2023
Lev Pontryagin - Từ cậu bé mù trở thành nhà toán học vĩ đại của Nga

Lev Pontryagin - Từ cậu bé mù trở thành nhà toán học vĩ đại của Nga

Lev Pontryagin đã sống hết mình và trở thành nhà toán học vĩ đại của Nga.

Đăng ngày: 01/08/2023
Một trong những khám phá quan trọng nhất của thiên văn học suýt bị bỏ qua vì nhà nghiên cứu là phụ nữ

Một trong những khám phá quan trọng nhất của thiên văn học suýt bị bỏ qua vì nhà nghiên cứu là phụ nữ

Cecilia Payne-Gaposchkin được trao danh hiệu Nhà thiên văn học năm 1938. Mãi đến năm 1956, bà mới trở thành nữ giáo sư đầu tiên tại Đại học Harvard - người phụ nữ đầu tiên làm được điều này.

Đăng ngày: 31/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News