Người phụ nữ phát hiện virus corona đầu tiên trên cơ thể người vào năm 1964

June Almeida sinh năm 1930, chính là người phụ nữ đã phát hiện ra coronavirus gây bệnh ở người đầu tiên trên thế giới.

June Almeida - một nhà virus học người Scotland với công trình mang tính đột phá vào những năm 1960, phát hiện ra loại virus corona đầu tiên ở người. Phát hiện của Almeida tạo bước ngoặt trong lĩnh vực virus học, mở đường cho các nghiên cứu sâu hơn về virus corona và tác động tiềm ẩn của chúng đối với sức khỏe con người.

Tuổi thơ của bà trải qua trong khu phố gần công viên Alexandra, nằm ở phía đông bắc thành phố Glasgow, nước Anh. Năm 16 tuổi Almeida bỏ học và trở thành nhà nghiên cứu về mô bệnh tại bệnh viện Hoàng gia Glasgow. Vài năm sau, bà chuyển đến London làm việc và kết hôn với một nghệ sĩ người Venezuela, ông Enriques Almeida vào năm 24 tuổi. Sau đó, cả gia đình họ đã chuyển đến thành phố Toronto ở Canada. Tại đây, Almeida đã có những bước tiến lớn trong sự nghiệp của mình.


June Almeida.

Theo lời nhà văn George Winter nhận xét: "trong thời gian làm việc tại viện Ung thư Ontario, Almeida đã bộc lộ ra các kỹ năng vượt trội xuất sắc của mình với kính hiển vi điện tử. Bên cạnh đó, bà là người tiên phong trong việc sử dụng kháng thể để tổng hợp virus, giúp các nhà nghiên cứu dễ dàng hình dung về chúng tốt hơn".

Chỉ một thời gian sau, tài năng của Almeida nhanh chóng toả sáng và nhận được nhiều công nhận, Almeida đã nhận được nhiều lời mời công tác tại các bệnh viện ở Anh. Năm 1964, bà chuyến đến làm việc tại trường y khoa của bệnh viện St Thomas, nơi đã điều trị bệnh Covid-19 cho thủ tướng Boris Johnson vừa qua. Tại đây, Almeida bắt đầu hợp tác cùng tiến sĩ David Tyrrell, người đang nghiên cứu tại đơn vị cảm cúm thông thường ở thành phố Salisbury, hạt Wiltshire nước Anh.

Lúc bấy giờ, Tiến sĩ Tyrrell và nhóm nghiên cứu đã phát hiện vài loại virus liên quan đến cảm lạnh thông thường từ nhóm tình nguyện viên. Trong đó có một mẫu đặc biệt được biết đến với tên gọi chủng B814 được tìm ra từ dịch mũi của một học sinh trường nội trú ở Surrey. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng virus mới này có thể lây truyền giữa các tình nguyện viên với các triệu chứng cảm lạnh thông thường, thế nhưng họ lại không thể nuôi cấy được. Bên cạnh đó, họ còn nhận thấy sự tăng trưởng phát triển của virus này trong các cơ quan cơ thể.


Virus corona.

Họ nhanh chóng gửi mẫu đến June Almeida, bà cho hay đã nhìn thấy các hạt virus dưới kính hiển vi, chúng nhìn giống như virus cúm, nhưng lại không hoàn toàn giống. Almeida xác nhận đây là trường hợp tìm thấy virus Corona đầu tiên trên cơ thể người. Nhà văn Winter cho hay tiến sĩ Almeida đã từng nhìn thấy loại virus này trong lúc nghiên cứu về bệnh viêm gan chuột và viêm phế quản truyền nhiễm của gà. Thế nhưng các tài liệu nghiên cứu của bà gửi đến một tạp chí đã bị từ chối và người ta nhận xét những hình ảnh bà cung cấp chỉ là những bức ảnh xấu xí của virus cúm.

Đến năm 1965, những phát hiện mới về chủng B814 được đăng lên trong tạp chí Y học Anh và đến 2 năm sau đó, những bức ảnh của Almeida mới được xuất bản trong tạp chí General Virology. Tiến sĩ Tyrrell cùng Almeida và người phụ trách tại bệnh viện St Thomas, giáo sư Tony Waterson, cả 3 người đã cùng đặt tên cho chủng virus mới này là virus Corona vì dưới kính hiển vi điện tử, nó có vầng sáng hào quang bao bọc xung quanh lớp bề ngoài trông như vương miện.

Almeida sau đó chuyển công tác và được trao bằng tiến sĩ tại trường Y sau đại học ở London. Bà đã kết thúc sự nghiệp của mình tại viện Wellcome, trong những năm làm việc tại đây, bà tiếp tục nhận được nhiều bằng sáng chế trong lĩnh vực hình ảnh virus. Sau khi rời Wellcome, Almeida từ bỏ công việc của mình và trở thành giáo viên dạy Yoga. Đến cuối năm 1980, bà trở lại nghề trong vai trò cố vấn hỗ trợ chụp ảnh virus HIV. Năm 2007 June Almeida qua đời ở tuổi 77.

"Tôi không có gì ngoài sự nhiệt huyết và lòng quyết tâm"

Tuy đạt nhiều thành tựu, Almeida phải đối mặt với những thách thức và sự phân biệt đối xử xuyên suốt sự nghiệp của mình, chỉ vì bà là một phụ nữ trong khoa học. Bà vừa phải vượt qua sự gièm pha về xuất thân bị cho là thấp kém do không có bằng cấp, cũng như nạn phân biệt giới tính.


Almeida cống hiến cả cuộc đời cho lĩnh vực virus học bất chấp những thách thức và phân biệt đối xử.

Trong một cuộc phỏng vấn với tuần san y khoa The Lancet, Almeida nói: "Tôi không có bằng cấp, không có tiền và cũng không có bạn bè có tầm ảnh hưởng. Tất cả những gì tôi có tràn đầy nhiệt huyết và quyết tâm".

“Không còn nghi ngờ gì nữa, Almeida là một trong những nhà khoa học Scotland xuất sắc nhất thời bấy giờ. Nhưng điều đáng buồn là bà ấy gần như bị lãng quên trong suốt thời gian dài”, giáo sư Hugh Pennington tại Đại học Aberdeen, Scotland trả lời National Geographic.

“Mãi đến khi dịch Covid-19 bùng phát, người ta mới nhớ lại những công trình nghiên cứu và đóng góp to lớn của bà cho khoa học.”

Công trình của Almeida đã mở đường cho các nghiên cứu sâu hơn về coronavirus, bao gồm cả những loại gây ra dịch SARS, MERS và Covid-19. Di sản của bà vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều nhà virus học và nhà khoa học, những người tiếp tục nghiên cứu những loại virus mới và phát triển các phương pháp điều trị cũng như vắc xin để chống lại chúng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Đăng ngày: 18/02/2025
Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Sultan Moulay Ismaïl - ông hoàng Morocco nổi tiếng tàn bạo và khát máu, cũng là người đàn ông "mắn đẻ" nhất trong lịch sử thế giới.

Đăng ngày: 18/02/2025
Những thiên tài thuận tay trái

Những thiên tài thuận tay trái

Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Đăng ngày: 13/02/2025
Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Đăng ngày: 12/02/2025
Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Những thiên tài tự học

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Đăng ngày: 05/02/2025
Huyền thoại bác học Acsimet

Huyền thoại bác học Acsimet

Nhiều nhà bác học thông thái trong lịch sử đã để lại cho nhân loại những công trình nghiên cứu vô giá, nhưng họ cũng lưu lại cho hậu thế những mẫu chuyện cười ra nước mắt về “tính đãng trí bác học” của bản thân mình.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News