Người 'thách thức' Chúa từng tự tử hụt ở Việt Nam

Trong cuốn tự truyện For a moment (Trong khoảnh khắc), TS sinh học 64 tuổi John Craig Venter, tác giả phát minh “sự sống nhân tạo” gây chấn động giới khoa học, cho biết: khát vọng cống hiến của ông khởi nguồn từ lần tự tử hụt trong chiến tranh Việt Nam.

>> Lần đầu tiên tạo ra tế bào sống

Với tư cách bác sĩ quân y, Craig Venter sang Việt Nam vào đúng cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Khi không thể cứu nổi tính mạng hàng trăm binh sĩ Mỹ, ông cảm thấy khiếp sợ đến nỗi quyết định tự tử bằng cách bơi ra biển đến kiệt sức mà không quay lại. Trong tự truyện, ông kể: “Lúc đầu tôi thấy tức vì con cá mập làm hỏng kế hoạch của mình. Sau đó tôi thấy sợ. Mình đang làm cái quái gì thế này? Tôi muốn sống...”.

Sau đó, Venter cố bơi vào bờ. “Tôi nằm trên bãi cát, trần trụi trong nhiều giờ. Tôi thấy rất mệt nhưng hết căng thẳng. Tôi muốn cuộc đời mình có ý nghĩa. Tôi muốn tạo nên sự khác biệt. Tôi thấy mình rũ bỏ tất cả, cảm thấy được tiếp thêm năng lượng”. Sau khi tự tử hụt ở Việt Nam, ông chu du khắp nơi với tham vọng “khám phá những gì Darwin đã bỏ qua”.

Khi Venter tuyên bố tạo ra sự sống trong phòng thí nghiệm lần đầu tiên, một số nhà khoa học so sánh khám phá của ông với phát hiện của Galileo hoặc Einstein. “Lúc đầu mọi người có vẻ coi thường khám phá của ông ấy. Nhưng họ ngừng cười cợt khi nhận ra sự tài giỏi của nhà sinh vật và chuỗi gene nhân tạo đó không phải là vấn đề của ngành hóa học mà là sức mạnh của máy tính”, nhà vật lý Freeman Dyson nói.

 

Phát minh của Craig Venter “thách thức” Chúa hay mở ra cánh cửa địa ngục? Ảnh: loranablog

GS Julian Savulescu, chuyên gia về đạo đức nghề nghiệp ở ĐH Oxford (Anh), nhận định: “Venter đang mở ra cánh cửa căn bản trong lịch sử loài người. Ông ấy đang tiến đến vai trò của Chúa: tạo ra sự sống nhân tạo chưa từng có trước đây... Chúng ta cần những tiêu chuẩn mới để đánh giá tính an toàn của nghiên cứu này và bảo vệ nó khỏi bị lạm dụng vào những mục đích sai trái như khủng bố”.

“Điều thực sự nguy hiểm chính là tham vọng của các nhà khoa học trong việc nắm quyền kiểm soát toàn bộ và không giới hạn đối với thiên nhiên, giống như vai trò của Chúa”, TS David King, Giám đốc Tổ chức Cảnh báo gene người (Anh), nói.

Tuy nhiên, Venter cho rằng, nỗi lo đó sớm muộn cũng biến mất. “Khái niệm thay thế vai trò của Chúa thường xuất hiện khi có bước đột phá nào đó liên quan đến sinh học”, ông nói. Trước đây, những phát hiện về tế bào, phương pháp điều trị vô sinh, chụp ảnh bào thai, phân chia nguyên tử, cấy ghép bộ phận cơ thể, phẫu thuật thay đổi giới tính hay thẩm mỹ cũng bị chỉ trích là can thiệp vào vai trò của Chúa. 

- “Khả năng tạo ra sự sống nhân tạo, những chuyện vốn chỉ có thể trong các truyện khoa học viễn tưởng, không còn xa. Tôi đọc tin này mà cảm thấy sợ cho trí tuệ của con người. Liệu có khả năng xảy ra những chuyện như trong các truyện giả tưởng rằng con người tạo ra những sinh vật nhân tạo và chúng trở mặt tiêu diệt chính những người đã tạo ra chúng”, trích Đông A blog

- “Việc đánh giá phát minh này tốt hay xấu còn tùy theo mục đích sử dụng. Nó có thể tạo ra nhiều loại tế bào vi khuẩn hoặc tế bào có nhân để tạo ra loại protein hoặc vi khuẩn có ích”, TS Trần Văn Khoa, Chủ nhiệm khoa sinh vật di truyền, Học viện Quân y.

- “Trước đây, các nhà khoa học có thể cấy một đoạn gene vào tế bào vi khuẩn để làm nguyên liệu sản xuất thuốc, tuy nhiên chất lượng không ổn định. Phát minh của John Craig Venter giúp chủ động điều khiển quá trình sinh trưởng của tế bào, cho phép chủ động quy trình công nghệ để tạo ra loại protein phù hợp làm nguyên liệu thuốc”, PGS TS Trương Nam Hải, Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Đăng ngày: 18/02/2025
Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Sultan Moulay Ismaïl - ông hoàng Morocco nổi tiếng tàn bạo và khát máu, cũng là người đàn ông "mắn đẻ" nhất trong lịch sử thế giới.

Đăng ngày: 18/02/2025
Những thiên tài thuận tay trái

Những thiên tài thuận tay trái

Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Đăng ngày: 13/02/2025
Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Đăng ngày: 12/02/2025
Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Những thiên tài tự học

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Đăng ngày: 05/02/2025
Huyền thoại bác học Acsimet

Huyền thoại bác học Acsimet

Nhiều nhà bác học thông thái trong lịch sử đã để lại cho nhân loại những công trình nghiên cứu vô giá, nhưng họ cũng lưu lại cho hậu thế những mẫu chuyện cười ra nước mắt về “tính đãng trí bác học” của bản thân mình.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News