"Người trở về từ Sao Hỏa": Thực tế hay chỉ là hư cấu?
Nhà khoa học đứng đầu một trong số các phòng ban của NASA đã nhận xét: từ quan điểm khoa học thì phần lớn là chân thực, tuy nhiên, một vài chi tiết quả thực vẫn là phóng đại.
Người trở về từ sao Hỏa: Liệu có phải là thực tế?
Bạn đã xem bộ phim khoa học viễn tưởng bom tấn “Người trở về từ Sao Hỏa” của Ridley Scott chưa? Matt Damon lang thang một mình trên hành tinh đỏ với trang phục phi hành gia, phải chịu đựng bão cát nhưng vẫn cố gắng để trồng khoai tây trên nền đất khô cằn! Doug Ming, nhà khoa học đứng đầu một trong số các phòng ban của NASA đã nhận xét: "Từ quan điểm khoa học, tôi cho rằng phần lớn là chân thực" – ông bắt bắt đầu, “tuy nhiên, một vài chi tiết quả thực vẫn là phóng đại”.
Sao Hỏa thực sự trông như thế nào?
Trong phim:
Như chúng ta được biết, những cảnh trên “sao Hỏa” thực ra được quay ở Jordan. Tất nhiên, người ta đã phải sử dụng đến cả kỹ xảo, vì thế người xem không nghi ngờ rằng Matt Damon đang thực sự bước đi trên những ngọn đồi hùng vĩ của hành tinh đỏ.
Theo khoa học:
Ming cho biết, hiện tại trên bề mặt sao Hỏa có hai cỗ xe tự hành mà nhờ đó nhân loại có được những hình ảnh về sao Hỏa. "Sao Hỏa là một hành tinh có rất nhiều biến động. Hiện tại chúng tôi phát hiện ra trên sao Hỏa những núi lửa lớn nhất từng biết đến trong hệ mặt trời” - ông nói. “Trên đó còn có thung lũng với độ dài bằng từ bờ biển phía đông đến phía tây nước Mỹ". Nhà khoa học lưu ý: mọi cảnh quan trên sao Hỏa đều rất lớn và hùng vĩ, không một nơi nào trên trái đất có thể sánh được. Ông kết luận: các nhà làm phim đã làm rất tốt khi tái hiện cho chúng ta thấy một sao Hỏa “như thật”.
Thực sự có thể trồng khoai tây trên sao Hỏa không?
Trong phim:
Không có thời gian để giải thích! Matt Damon chỉ phải tạo ra hệ thống thủy lợi là có thể trồng được khoai tây.
Theo khoa học:
Doug Ming nhận bằng tiến sĩ khoa học về đất tại Đại học Texas năm 1985. Ông cho rằng trong việc này không có gì đáng ngạc nhiên. "30 năm trước, khi mới chỉ bắt đầu làm tại NASA, tôi đã dự đoán trước được điều này" – tiến sĩ Ming nói. Ông cho rằng điều cốt yếu là đưa đất trên sao Hỏa vào "điều kiện kiểm soát được". Tuy nhiên, nếu chỉ có nước không thôi thì không đủ. Để trồng được cây thì trong đất cần thêm một số chất dinh dưỡng, đặc biệt là ni-tơ.
Dùng phân người để bón cây?
Liệu dùng phân sống bón khoai có sao không nhỉ?
Trong phim:
Để bón khoai tây, Matt Damon sử dụng phân người đóng bánh, được lưu trữ dưới dạng hóa rắn ở nhiệt độ thấp từ hệ thống nhà vệ sinh của căn cứ. Chính đây là nguồn cung cấp nitơ!
Theo khoa học:
"Nếu ở trên sao Hỏa trong điều kiện như thế, tôi cũng sẽ làm điều tương tự" – Ming đồng ý với đạo diễn bộ phim.
Ông lưu ý rằng, trên trái đất chúng ta không sử dụng kiểu bón phân trực tiếp như vậy vì trong phân sống mang nhiều mầm bệnh. "Chúng ta ủ phân lâu để triệt tiêu các mầm bệnh trong phân trước khi đem ra sử dụng làm phân bón. Nhưng nếu không có điều kiện – thì dùng phân sống để bón cũng là có thực. Kể cả trong nước tiểu của con người cũng chứa nhiều nitơ mà" - nhà khoa học kết luận.
Nhưng nguồn nước tưới từ đâu ra?
Trong phim:
Tìm được nước trên sao Hỏa quả thực không hề đơn giản. Theo các thông tin cung cấp bởi NASA từ tàu thăm dò Curiosity, nước nằm bên dưới bề mặt của hành tinh này. Vậy Matt Damon đã làm thế nào? Để có nước tưới khoai tây, phi hành gia đã chế tạo một hệ thống sản xuất nước trực tiếp bằng cách đốt cháy oxy từ hệ thống hỗ trợ sự sống của căn cứ với hydro từ những tàn tích của con tàu vũ trụ theo phản ứng hóa học cơ bản: 2H2 + O2 =2H2O.
Vậy là có nước!
Theo khoa học:
"Hydro khi bị đốt sẽ cháy. Trên lý thuyết, nếu bạn có một nguồn oxy thì có thể tạo ra nước, và phản ứng phải xảy ra. Nhưng làm điều đó trong một không gian nhỏ và kín ư? Quá nguy hiểm".
Còn về thời tiết trên sao Hỏa?
Trong phim:
Bão cát là nguyên nhân khiến Matt Damon suy sụp. Không thể dự đoán trước được khi nào thì sét và lốc xoáy xuất hiện! Nhưng thực sự thì sao?
Theo khoa học:
Các cơn bão trên sao Hỏa được vệ tinh ghi lại.
Ming cho biết, ở đây các nhà làm phim đã mô-đi-phê quá đà. Thực tế là, trong suốt hơn 20 năm qua, trên sao Hoả chỉ có một vài cơn bão mạnh đủ để quét qua hầu như toàn bộ hành tinh. "Tất cả mọi thứ xảy ra khá nhanh chóng, nhưng việc hình thành cơn bão cũng cần một khoảng thời gian” - ông nói. “Còn trên thực tế có giống như trong phim khi mà bão hình thành không báo trước hay không ư? Tất nhiên là không rồi, trạm quỹ đạo của chúng tôi trên sao Hỏa sẽ nhìn thấy chúng. Ở một mức độ nào đó, chúng tôi có thể dự đoán khi nào cơn bão đến gần". Tiến sĩ Ming khẳng định cảnh phim về cơn bão đã bị bóp méo để gây nên cảm giác căng thẳng cho khán giả.
Xe sáu bánh đi trên sao Hỏa?
Trong phim:
Các fan của thể hoại phim khoa học viễn tưởng đều biết rằng: di chuyển trên sao Hỏa không gì tốt bằng xe sáu bành. Và Matt Damon cũng cưỡi một chiếc như vậy. Nhưng tại sao xe sáu bánh lại trở thành kiểu xe điển hình khi sử dụng trên hành tinh đỏ?
Theo khoa học:
Loại xe như vậy được phát triển bởi NASA, và nó được trang bị hệ thống treo di động. "Trong trường hợp một bánh xe không chạm tới đất được thì chiếc xe sẽ đi bằng năm bánh khác” - Doug Ming cho biết. “Đó là cách mà “xe trên mọi địa hình” Opportunity và Spirit của chúng tôi di chuyển trên sao Hỏa". Ông nhấn mạnh rằng: chiếc xe sáu bánh sử dụng trên mọi địa hình trong phim rất giống với mẫu xe do NASA phát triển.