Nguồn gốc và ý nghĩa bánh tét ngày Tết

Chẳng biết tự bao giờ đòn bánh tét lại luôn xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết của người Nam Bộ. Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa bánh tét trong bài viết hôm nay!

Nếu ngoài Bắc ngày Tết có bánh chưng xanh gắn liền với sự tích "bánh chưng bánh dày" của hoàng tử thứ 18 con Vua Hùng là Lang Liêu với ý nghĩa tượng trưng cho trời tròn, đất vuông thì bánh Tét cũng có những câu chuyện ly kỳ về nguồn gốc và ý nghĩa riêng của nó.

Theo phong tục ngày Tết, nồi bánh tét được nấu vào đêm 30 giao thừa. Cả nhà sẽ thức chờ quanh nồi bánh tạo nên không khí ấm cúng, sung túc của buổi sum họp gia đình ngày Tết.

Tết, người Nam Bộ chỉ gói hai loại bánh tét là bánh tét chay và bánh tét mặn. Bánh tét chay để cúng ông bà, trời đất, bánh mặn dùng trong bữa ăn, ăn kèm với củ kiệu, dưa chua, thịt kho tàu.

Nguồn gốc và ý nghĩa bánh tét ngày Tết
Bánh tét là món không thể thiếu trong mâm cỗ Tết miền Nam.

Nguồn gốc bánh tét

Một số chuyên gia nghiên cứu văn hóa lý giải rằng, rất có thể, đòn bánh Tét mà người trong Nam dùng trong ngày Tết hôm nay là sản phẩm của quá trình giao lưu văn hóa Việt Chăm hay cũng có thể là sự kế thừa những giá trị của lớp tiền nhân đi trước để lại. Khi người Việt bắt đầu vào khai hoang, mở rộng vùng đất phương Nam, do sự tiếp thu yếu tố tín ngưỡng của nền văn hóa Chăm, trong đó có tín ngưỡng thờ thần lúa nên các cư dân Việt sau này đã tạo ra chiếc bánh tét như ngày nay.

Bên cạnh nguồn gốc ra đời của bánh tét như là một sản phẩm của sự giao thoa văn hóa thì ông bà xưa còn truyền tai nhau những giai thoại lí giải cho việc hình thành bánh tét điển hình là câu chuyện vua Quang Trung khi đánh quân Thanh vào ngày Tết lúc bấy giờ vua cho quân lính nghỉ ngơi.

Một quân lính đã dâng lên vua một loại bánh được gói hình trụ trong lá chuối, khi ăn vua khen rất ngon và hỏi đây là bánh gì. Lính ta trả lời đây là loại bánh mà người vợ quê nhà thường gói cho để ăn theo bên đường, mỗi lần ăn anh lại nhớ đến vợ, nhớ đến quê nhà.

Nguồn gốc và ý nghĩa bánh tét ngày Tết
Bánh tét hay còn được gọi là bánh Tết.

Nghe vậy vua Quang Trung rất cảm động và ra lệnh cho mọi người gói loại bánh này ăn vào dịp Tết và đặt cho cái tên là bánh Tết. Đó được xem là nguồn gốc của bánh Tết trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam.

Vì sao gọi là bánh tét?

Giống như nguồn gốc ra đời, ngay cả cái tên bánh tét cũng có rất nhiều câu chuyện lý giải cho cách gọi này. Như trên đã nói, bánh tét còn được gọi là bánh Tết, về sau vì tính chất vùng miền, bánh Tết được đọc trại thành "bánh tét".

Cũng có lý giải cho rằng, tét là một hành động cắt bánh mỗi khi ăn loại bánh này, người dùng sẽ dùng dây khoanh tròn đầu bánh đã lột rồi "tét" từng khoanh nhỏ ra. Vì vậy người địa phương gọi loại bánh này là bánh tét giống như hành động cắt bánh vậy.

Ý nghĩa của bánh tét

Theo quan niệm cha ông xưa, những loại bánh, thức ăn sử dụng trong ngày Tết tất cả đều có ý nghĩa thương nhớ người xưa, cầu chúc cho sự ấm no, sum vầy của gia đình đa tạ trời đất đã cho người dân mùa lúa thuận lợi và bánh tét cũng không ngoại lệ.

Bánh tét truyền thống được bọc nhiều lá bên ngoài tượng trưng cho mẹ bọc lấy con, mang mong muốn sum vầy của người Việt vào ngày Tết. Không chỉ vậy, bánh tét xanh nhân đậu màu vàng gợi cho người nông màu xanh của đồng quê, gợi cho ta niềm mơ ước "an cư lạc nghiệp" của một mùa xuân an bình cho mọi nhà.

Nguồn gốc và ý nghĩa bánh tét ngày Tết
Bánh tét mang mong muốn sum vầy của người Việt vào ngày Tết.

Chiếc bánh tét hay còn gọi là bánh Tết nhìn giản đơn nhưng thấm đẫm nhiều ý nghĩa mong muốn gia đình luôn sum vầy, ấm no. Vì vậy theo phong tục ngày Tết, cứ tối 29, 30 Tết cả gia đình thức khuya chờ quanh nồi bánh, trẻ thì chơi đùa hay phụ ông bà chụm bếp lò, người lớn thì thi nhau gói bánh tạo nên không khí ấm cúng, sung túc của ngày Tết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Huyền thoại về những con rồng trên thế giới

Huyền thoại về những con rồng trên thế giới

Rồng xuất hiện dưới nhiều hình dạng trên khắp thế giới. Đôi khi chúng là những quái vật khủng khiếp, có lúc lại là bạn của loài người.

Đăng ngày: 05/02/2024
Máy ảnh khổng lồ chụp đoàn tàu

Máy ảnh khổng lồ chụp đoàn tàu "đẹp nhất thế giới"

Hơn 100 năm trước, nhiếp ảnh gia George Raymond Lawrence chế tạo máy ảnh nặng 635 kg để chụp ảnh toàn cảnh một đoàn tàu đặc biệt.

Đăng ngày: 05/02/2024
Trung Quốc phá kỷ lục tốc độ với tàu đệm từ siêu tốc

Trung Quốc phá kỷ lục tốc độ với tàu đệm từ siêu tốc

Công nghệ tàu đệm từ siêu tốc có tốc độ được thiết kế lên tới 1.000km/h, vượt qua vận tốc của máy bay thương mại.

Đăng ngày: 05/02/2024
Những bí mật thú vị về đội cận vệ của Hoàng gia Anh

Những bí mật thú vị về đội cận vệ của Hoàng gia Anh

Đội cận vệ Hoàng gia là một biểu tượng tinh túy của nước Anh, đặc trưng bởi trang phục màu đỏ với mũ lông cao màu đen.

Đăng ngày: 04/02/2024
Trải nghiệm

Trải nghiệm "phòng thoát hiểm nhỏ nhất thế giới" trong quan tài

Được một công ty Tây Ban Nha quảng cáo là phòng thoát hiểm nhỏ nhất thế giới, " Catalepsy" là dịch vụ giúp du khách trải nghiệm cảm giác giống như trong một chiếc quan tài thật.

Đăng ngày: 03/02/2024
Hé lộ nguyên nhân hiện tượng

Hé lộ nguyên nhân hiện tượng "tự cháy" bất thường ở Đắk Lắk

Nguyên nhân hiện tượng " tự cháy" bất thường ở huyện Ea Súp (Đắk Lắk) có thể do hóa chất lẫn trong đất có trong tự nhiên hoặc sản phẩm để lại của bom đạn.

Đăng ngày: 03/02/2024
Máy bay hydro Trung Quốc hoàn thành chuyến bay đầu tiên

Máy bay hydro Trung Quốc hoàn thành chuyến bay đầu tiên

Nguyên mẫu máy bay hydro do Trung Quốc tự phát triển có tốc độ hành trình 180km/h và ít rung lắc hơn những máy bay công suất tương đương.

Đăng ngày: 03/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News