Trung Quốc phá kỷ lục tốc độ với tàu đệm từ siêu tốc

Công nghệ tàu đệm từ siêu tốc có tốc độ được thiết kế lên tới 1.000km/h, vượt qua vận tốc của máy bay thương mại.

Mới đây, Tập đoàn công nghiệp và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC) cho biết họ đã lập kỷ lục tốc độ mới với công nghệ áp dụng cho tàu cao tốc đệm từ siêu dẫn với đường chạy thử nghiệm dài 2km.

Trung Quốc phá kỷ lục tốc độ với tàu đệm từ siêu tốc
Khoang tàu đệm từ trên đường chạy thử nghiệm dài 2km. (Ảnh: CCTV).

Đây được xem là tiền đề cho hệ thống tàu Hyperloop với vận tốc siêu nhanh, có thể được áp dụng trong tương lai không xa. Mặc dù tốc độ chính xác của lần thử nghiệm này vẫn chưa được hé lộ, song CASIC khẳng định họ đã đạt được "một bước đột phá đáng kể".

Đơn vị cho biết kết quả của thử nghiệm đã vượt qua kỷ lục trước đó là 623km/h. Kỷ lục này do một phương tiện đệm từ siêu dẫn thiết lập trong điều kiện không có chân không.

Theo CASIC, đây là lần đầu tiên tàu đệm từ đạt được vận tốc ổn định khi di chuyển trên hệ thống ống chân không thấp dài 2 km đã được hoàn thiện vào tháng 11/2023.

Công nghệ đệm từ siêu dẫn hoạt động bằng cách "nâng" đoàn tàu lên để loại bỏ ma sát khi di chuyển qua ống chân không thấp được thiết kế đặc biệt. Nhờ đó, phương pháp này tạo ra điều kiện gần sát chân không, làm giảm lực cản không khí, tiệm cận như một "chuyến bay gần mặt đất" ở tốc độ cực cao.

Trung Quốc phá kỷ lục tốc độ với tàu đệm từ siêu tốc
Dự án tàu cao tốc của CASIC được thiết kế với tốc độ lên tới 1.000km/h. (Ảnh: SCMP).

Theo SCMP, dự án tàu cao tốc kết hợp những công nghệ giao thông hàng không và đường sắt trên đất liền của CASIC được thiết kế với tốc độ lên tới 1.000km/h, tức là vượt qua cả tốc độ của máy bay thương mại.

CASIC cho biết, cuộc thử nghiệm không chỉ thiết lập kỷ lục mới về tốc độ cho hệ thống, mà còn xác nhận sự phù hợp của một số công nghệ, đồng thời chứng minh rằng chúng phối hợp tốt với nhau.

Tại đó, độ chính xác là vô cùng quan trọng, khi mọi chi tiết đều chỉ có độ sai lệch dưới 1 mm đối với bề mặt tiếp xúc. Cá biệt, chênh lệch về độ phẳng của đường ray thậm chí không thể vượt quá 0,3mm.

CASIC cũng nhấn mạnh rằng những tiến bộ này đã cải thiện mức độ hoàn thiện kỹ thuật tổng thể của hệ thống, đặt nền tảng kỹ thuật vững chắc cho các cuộc thử nghiệm tốc độ cao hơn trong tương lai và xây dựng mạng lưới giao thông cấp quốc gia.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những bí mật thú vị về đội cận vệ của Hoàng gia Anh

Những bí mật thú vị về đội cận vệ của Hoàng gia Anh

Đội cận vệ Hoàng gia là một biểu tượng tinh túy của nước Anh, đặc trưng bởi trang phục màu đỏ với mũ lông cao màu đen.

Đăng ngày: 04/02/2024
Trải nghiệm

Trải nghiệm "phòng thoát hiểm nhỏ nhất thế giới" trong quan tài

Được một công ty Tây Ban Nha quảng cáo là phòng thoát hiểm nhỏ nhất thế giới, " Catalepsy" là dịch vụ giúp du khách trải nghiệm cảm giác giống như trong một chiếc quan tài thật.

Đăng ngày: 03/02/2024
Hé lộ nguyên nhân hiện tượng

Hé lộ nguyên nhân hiện tượng "tự cháy" bất thường ở Đắk Lắk

Nguyên nhân hiện tượng " tự cháy" bất thường ở huyện Ea Súp (Đắk Lắk) có thể do hóa chất lẫn trong đất có trong tự nhiên hoặc sản phẩm để lại của bom đạn.

Đăng ngày: 03/02/2024
Máy bay hydro Trung Quốc hoàn thành chuyến bay đầu tiên

Máy bay hydro Trung Quốc hoàn thành chuyến bay đầu tiên

Nguyên mẫu máy bay hydro do Trung Quốc tự phát triển có tốc độ hành trình 180km/h và ít rung lắc hơn những máy bay công suất tương đương.

Đăng ngày: 03/02/2024
Trung Quốc chế tạo chip não giúp phục hồi vận động, ít xâm lấn hơn Neuralink

Trung Quốc chế tạo chip não giúp phục hồi vận động, ít xâm lấn hơn Neuralink

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển thiết bị cấy ghép giao diện não - máy tính không dây. Thiết bị này đã đạt được bước tiến đột phá ở bệnh nhân đầu tiên và ít xâm lấn hơn chip Neuralink của Elon Musk.

Đăng ngày: 02/02/2024
Manh mối từ không gian giúp các nhà khoa học giải đáp bí ẩn về kim tự tháp Ai Cập

Manh mối từ không gian giúp các nhà khoa học giải đáp bí ẩn về kim tự tháp Ai Cập

Việc phát hiện gần đây về một tuyến đường thủy cổ đại mang lại những manh mối đầy hứa hẹn để giải đáp bí ẩn gây tranh cãi lâu nay xung quanh việc xây dựng kim tự tháp Ai Cập.

Đăng ngày: 02/02/2024
Nguồn tài nguyên này chính là cơ hội sống sót duy nhất nếu xảy ra tận thế hạt nhân

Nguồn tài nguyên này chính là cơ hội sống sót duy nhất nếu xảy ra tận thế hạt nhân

Trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, Trái Đất sẽ trải qua một mùa đông kéo dài vô tận và nhân loại sẽ phải đối mặt với nạn đói chưa từng có.

Đăng ngày: 02/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News