Nguy cơ ký sinh trùng “ăn thịt người” lan rộng ở Châu Mỹ trong tương lai

Biến đổi khí hậu có thể sẽ khiến căn bệnh "ăn thịt người" này lan rộng từ Nam Mỹ lên phía Bắc.

Ba năm trước, Laura Gaither - một cư dân Alabama 35 tuổi và gia đình đã trải qua kỳ nghỉ hè ở bãi biển Thành phố Panama. Một buổi chiều, khi đang phủi cát, cô cảm thấy có thứ gì đó cắn vào chân và thấy những con bọ đen nhỏ trên da. Gaither gạt chúng đi và sau đó khi mô tả những vết cắn cho cư dân địa phương, họ nói rằng có thể cô đã bị ruồi cát cắn.

Ba trong số năm đứa con của Gaither cũng đã bị cắn. Các vết trên chân và tay của chúng trông giống như vết đốt của kiến ​​hoặc muỗi, có thể gây bỏng và ngứa, nhưng thường giảm dần trong vòng một tuần.

Nguy cơ ký sinh trùng “ăn thịt người” lan rộng ở Châu Mỹ trong tương lai
Ảnh hiển vi mô tả ký sinh trùng Leishmania donovani bên trong tủy xương của chó. L. donovani là chủng đặc hữu tại các vùng của Ấn Độ, Châu Phi và Tây Nam Á

Nhưng khoảng hai tuần sau, khi trở về nhà, Gaither nhận thấy vết cắn đã biến thành những vết thương hở nhỏ. Chúng trở nên tồi tệ hơn trong vài tuần tiếp theo, nhưng khi cô đưa con đến bác sĩ nhi khoa, "ông ấy chỉ cho rằng đó là bệnh eczema", Gaither nói.

Cuối cùng, Gaither đã đưa cô con gái nhỏ của mình, người có tình trạng đáng lo ngại nhất, đến phòng cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Alabama, nơi cô bé được kiểm tra nhiễm nấm và vi khuẩn. Kết quả cho ra âm tính, các loại kem bôi chống nấm và steroid mà bác sĩ kê đơn tỏ ra không hiệu quả. Trong khi đó, các vết loét cứ ngày càng lớn và đau hơn.

Gaither bắt đầu tự nghiên cứu và tìm hiểu về một căn bệnh ăn thịt có tên là bệnh leishmaniasis ở da. Bệnh này được gây ra bởi hơn 20 loài của ký sinh trùng Leishmania . Nó có thể được truyền sang người qua vết cắn của một số con ruồi cát sau khi chúng đã bị nhiễm bệnh bởi động vật, thường sẽ là loài gặm nhấm ở Hoa Kỳ, vì côn trùng thường ăn máu của chúng. Ruồi cát phát triển mạnh ở những bãi biển cát nóng và ở các vùng nông thôn, chúng đặc biệt nhiều ở Florida vào năm 2018.

Bệnh Leishmaniasis phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Brazil, Mexico và Ấn Độ. Nhìn qua các giấy tờ được đồng nghiệp đánh giá, cô thấy hình ảnh các vết thương do bệnh leishmaniasis trông rất giống vết thương của mình: vết loét giống như "miệng núi lửa", phủ một lớp mủ đặc, màu vàng.

Trong những lần đến gặp bác sĩ nhi khoa của con cô và ở phòng cấp cứu, Gaither đã hỏi các bác sĩ về ký sinh trùng. Họ bác bỏ khả năng gia đình có thể đã mắc một căn bệnh nhiệt đới nếu không đi du lịch nước ngoài. "Không ai bận tâm đến những gì tôi nói", Gaither cho hay. Cho đến khi vết thương trên đầu gối của cô trở nên tồi tệ hơn, với đầy đủ các tài liệu nghiên cứu, cô đã thuyết phục bác sĩ của mình xét nghiệm sinh thiết tìm bệnh leishmaniasis. Kết quả cho ra không đi đến kết luận.

May mắn thay, các vết thương của bọn trẻ đã bắt đầu lành. Ba tháng sau khi xuất hiện, các vết loét hoàn toàn biến mất, khiến Gaither tự hỏi điều gì đã thực sự xảy ra. Câu chuyện của gia đình cô kết thúc, tuy nhiên các nhà khoa học cho biết câu chuyện về bệnh leishmaniasis ở Mỹ mới chỉ bắt đầu.

Lan rộng ở Texas và Oklahoma, ký sinh trùng có thể đang di chuyển về phương Bắc

Hóa ra, người Mỹ có thể tiếp xúc với ký sinh trùng Leishmania mà không cần rời khỏi đất nước. Các loại ký sinh trùng này hiện đang lan tỏa ở Texas và Oklahoma, các nghiên cứu mới cho thấy chúng có thể xuất hiện ở các bang khác, bao gồm cả Florida. Mặc dù các trường hợp mắc bệnh leishmaniasis được báo cáo ở Mỹ hiện không đáng kể, nhưng chúng có thể sớm gia tăng: Khi biến đổi khí hậu đẩy môi trường sống của loài gặm nhấm và ruồi cát lên phía bắc, các nhà khoa học cảnh báo rằng trong tương lai, số lượng người Mỹ tiếp xúc với các các loại ký sinh trùng ăn thịt có thể sẽ ngày càng tăng.

Một số chủng ký sinh trùng Leishmania có thể đe dọa tính mạng. Loại hiện có ở Mỹ, Leishmania mexicana, gây ra các triệu chứng nhẹ hơn và theo thời gian, có thể tự lành. Nhưng nếu bác sĩ không nhận ra và có phương pháp thái quá, những tổn thương do điều trị sai cách có thể trở nên tệ hơn chính căn bệnh.

Bridget McIlwee, một bác sĩ da liễu ở Illinois, đã điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh leishmaniasis ở Texas. Cô ấy muốn các đồng nghiệp của mình nhận thức rõ hơn về sự lan rộng của ký sinh trùng vào Mỹ. "Đó là một sự khác biệt rất rõ rệt so với căn bệnh mà chúng ta từng nghĩ chỉ giới hạn ở Nam Mỹ, giờ nó đã mở rộng ra xa về phía bắc như Canada", cô nói.

Mỗi năm, trên thế giới có từ 1,5 đến 2 triệu người mắc bệnh leishmaniasis và khoảng 70.000 người chết vì bệnh này, chủ yếu ở các vùng nông thôn nghèo. Các chủng Leishmania nguy hiểm nhất, chẳng hạn như Infantum và donovani, không chỉ ăn da của một người, chúng còn lây nhiễm sang gan, lá lách và tủy xương, dẫn đến tử vong nếu không được điều trị.

Các loại thuốc như miltefosine và amphotericin B, được sử dụng để chữa các chủng Leishmaniasis này, chúng đắt tiền hoặc độc hại, và chưa có nhiều kinh phí để dành cho việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp điều trị tốt hơn. Năm 2007, Tổ chức Y tế Thế giới đã thêm bệnh leishmaniasis vào danh sách các bệnh nhiệt đới bị lãng quên, chủ yếu ảnh hưởng đến người nghèo và không nhận được nhiều sự quan tâm.

Các chủng khác nhau tạo ra các triệu chứng khác nhau

Ký sinh trùng Leishmania hiện diện ở khoảng 90 quốc gia, các triệu chứng của nhiễm trùng khác nhau tùy theo chủng. Chủng mexicana, thường được tìm thấy ở Mexico và Trung Mỹ, gây lở loét trên da mà đôi khi có thể mất nhiều năm để chữa lành và để lại vết sẹo xấu xí. Những chủng khác như panamensis, chủ yếu được tìm thấy ở Panama và Colombia, tấn công các màng nhầy bên trong mũi và miệng, khiến con người biến dạng vĩnh viễn.

Hầu hết các trường hợp bệnh leishmaniasis điều trị ở Mỹ có liên quan đến du lịch quốc tế. Nhưng có bằng chứng cho thấy ngày càng có nhiều người bị nhiễm bệnh ở Mỹ, có thể là do Leishmania mexicana. Từ năm 1903 đến năm 1996, chỉ có 27 trường hợp mắc bệnh leishmaniasis được ghi nhận tại Mỹ. Sau đó, chỉ trong 10 năm từ 2007 đến 2017, 41 trường hợp mới đã được báo cáo.

Nguy cơ ký sinh trùng “ăn thịt người” lan rộng ở Châu Mỹ trong tương lai
Vết thương do ký sinh trùng Leishmania gây ra có thể dẫn đến loét da mãn tính như vết thương này nếu không được điều trị.

Nhưng những con số đó có thể không phản ánh mức độ của vấn đề, McIlwee nói. Hiện tại, Texas là bang duy nhất yêu cầu các chuyên gia y tế báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh leishmaniasis cho bộ y tế của bang. Bà cho biết, nếu không có yêu cầu báo cáo liên bang, thì "hơi khó để nói chính xác" có bao nhiêu ca trên khắp đất nước mỗi năm.

Trong khi số trường hợp thực sự ở Hoa Kỳ chắc chắn thấp hơn so với các vùng nhiệt đới, thì một nghiên cứu năm 2010 đã gióng hồi chuông cảnh báo tương lai sau này. Các nhà khoa học từ Đại học Texas ở Austin và Đại học Tự trị Quốc gia Mexico đã dành hàng giờ đồng hồ để nghiên cứu thực địa, bắt ruồi cát và các loài gặm nhấm ở Texas và miền bắc Mexico để xác định phạm vi của các loài này.

Sau đó, họ kết hợp dữ liệu này vào các mô hình máy tính nhằm lập bản đồ các ổ sinh thái (các điều kiện môi trường rất cụ thể để loài ruồi cát này có thể duy trì một quần thể) và cũng tính đến việc nhiệt độ trên khắp Bắc Mỹ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào bởi biến đổi khí hậu. Điều này cho phép nhóm quốc tế dự đoán sự mở rộng địa lý của ruồi cát và loài gặm nhấm nhiễm bệnh Leishmania .

Theo các mô hình dự đoán thì vào năm 2020, môi trường sống của loài gặm nhấm, ruồi và ký sinh trùng dự kiến ​​sẽ mở rộng đến Oklahoma, Kansas, Arkansas và Missouri. Đến năm 2080, kết quả cho thấy môi trường này sẽ trải dài về phía bắc đến tận miền nam Canada, khiến gần 27 triệu người Bắc Mỹ mắc bệnh.

Víctor Sánchez-Cordero, tác giả nghiên cứu và là giáo sư sinh thái học tại Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, cho biết: "Biến đổi khí hậu có mối liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh truyền nhiễm từ động vật. Có khả năng sẽ sớm có các trường hợp nhiễm bệnh leishmaniasis ở người tại Mỹ, nơi mà trước đây chưa từng tồn tại". Thực tế thì ít nhất một trường hợp đã được ghi nhận ở tiểu bang North Dakota.

Sahotra Sarkar, một tác giả khác về nghiên cứu và là giáo sư sinh học tích hợp tại Đại học Texas ở Austin, nói rằng nhóm nghiên cứu cần thêm vài năm để thu thập dữ liệu xác nhận tính chính xác đối với mô hình dự đoán của họ. Nhưng dựa trên dữ liệu thực địa chưa được công bố và các báo cáo khoa học nhân dân, ông tin rằng các dự đoán của nghiên cứu cho năm 2020 là đúng.

Vì sao thiếu đi không gian hoang dã lại góp phần vào vấn đề?

Sarkar cho biết, biến đổi khí hậu có lẽ không phải là yếu tố duy nhất thúc đẩy sự mở rộng môi trường sống của các loài. Sự phát triển của con người cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Khi các khu vực hoang dã, như rừng hoặc savan bị loại bỏ, các loài sống ở đó sẽ di cư. Điều này có thể khiến các loài di cư tiếp xúc gần hơn với con người, làm tăng nguy cơ dịch bệnh lây lan sang quần thể người.

Biến đổi khí hậu cũng đang mở rộng phạm vi động vật mang ký sinh trùng Leishmania ở các nước khác. Camila González Rosas, giáo sư sinh học tại Đại học Andes ở Colombia, cho biết: "Sự lây lan thực sự của căn bệnh này đang bị đánh giá thấp". Nghiên cứu của riêng cô đã chứng minh rằng khí hậu ấm lên đang đẩy các loài vật chủ trung gian này lên độ cao cao hơn ở Colombia.

Rojelio Mejia, một bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y Baylor, ở Houston, cho biết vài năm trước, ông đã điều trị cho một bệnh nhân đã đến bán đảo Yucatan của Mexico. Khi ở đó, bệnh nhân mắc bệnh leishmaniasis, không phải là chủng địa phương quen thuộc mà là braziliensis, đang phát triển mạnh ở phía nam. Theo Mejia, chủng đó, thậm chí còn hung dữ và biến dạng hơn mexicana, không được cho là hiện diện ở Mexico.

Nếu chủng Brazil tiến về phía bắc, nó sẽ tạo ra một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng hơn so với những gì mà Mỹ hiện đang đối phó.

Vào năm 2018, McIlwee đồng tác giả một nghiên cứu đã phát hiện ra 41 trường hợp mắc bệnh leishmaniasis ở người ở Mỹ kể từ năm 2007, hầu hết đều xảy ra ở Texas. Bài nghiên cứu đưa ra tranh luận rằng hầu hết các bác sĩ đều không biết rằng căn bệnh này có thể lây nhiễm trong nước và họ chỉ cho nó vào phần chẩn đoán nếu một bệnh nhân đã đi du lịch nước ngoài.

McIlwee nói: "Họ không để tâm đến nó khi xem xét một vết thương trên da". Các bác sĩ nhầm vết thương với các triệu chứng của nhiễm trùng do vi khuẩn, chẩn đoán sai này có thể dẫn đến các phương pháp điều trị không phù hợp, chẳng hạn như kê đơn thuốc kháng sinh, có thể ức chế hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến ký sinh trùng sinh sản không được kiểm soát.

Phương pháp điều trị nhẹ nhàng có thể tốt hơn

Điều trị thái quá cũng có thể là một vấn đề. McIlwee nói: "Khi hầu hết sinh viên y khoa học về bệnh leishmaniasis trong sách, họ được thấy những thương tổn thật sự sâu sắc, bị loét và biến dạng". Những trường hợp này đôi khi yêu cầu phương pháp điều trị có thể gây ra tác dụng phụ đáng kể, nhưng Leishmania mexicana, nếu được phát hiện kịp thời, có thể bị đánh bại bằng cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn.

"Các trường hợp tôi biết đều không dễ phát hiện. Chúng ở cấp độ cao, không gây tổn thương nhiều đến vùng da xung quanh hay bất cứ thứ gì tương tự. Và tất cả chúng đều có thể được điều trị tại chỗ", McIlwee hồi tưởng lại khoảng thời gian tại một nội trú da liễu tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Bắc Texas. Tại đây, cô đã chữa khỏi thành công cho một bệnh nhân bị tổn thương tai bằng cách bôi nitơ lỏng.

Và cô ấy không phải là người duy nhất: Dustin Wilkes, một bác sĩ da liễu ở Weatherford, Texas, gần đây đã sử dụng phương pháp tương tự để điều trị thành công cho một bệnh nhân bị ba tổn thương leishmaniasis trên vai trái. Trước khi gặp Wilkes, người đàn ông 65 tuổi này đã từ chối đơn thuốc khá mạnh từ một bác sĩ khác.

Đối với những người ở các quốc gia khác đang chiến đấu với các chủng Leishmania hung hãn hơn, sẽ có hy vọng cho áp dụng cả phương pháp tiếp cận cổ xưa và hiện đại. Các thầy lang người Maya ở Mexico (được biết đến ở địa phương là úlcera de los chicleros), những người đã chữa trị căn bệnh này trong hàng thiên niên kỷ, có thể đã tìm ra một cách thậm chí ít xâm lấn hơn để điều trị căn bệnh này: một miếng dán thảo mộc bôi lên vết loét trong một đến hai tuần.

Trong một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 trên Tạp chí Ethnopharmacology, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng loài thực vật, được gọi là Cleoserrata serrata, chủ yếu được tìm thấy ở miền nam Mexico, ức chế đáng kể sự phát triển của ký sinh trùng.

Ngoài ra, Abhay Satoskar, một giáo sư bệnh lý tại Đại học Bang Ohio đang nghiên cứu một loại vắc-xin, mà ông cho rằng "rất triển vọng". Satoskar cho biết vắc-xin này sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vào năm tới và các nhà sản xuất ở Ấn Độ đang lên kế hoạch sản xuất thương mại cho vắc-xin này.

Trong khi các bác sĩ và nhà nghiên cứu đang phải vật lộn với ký sinh trùng ăn thịt, các nhà khoa học cho biết những thách thức khác còn đang ở phía trước. McIlwee cho biết, khi biến đổi khí hậu đẩy các loài trung gian truyền bệnh lên phía bắc, "bệnh leishmaniasis chỉ là một trong số các bệnh khác nhau mà chúng ta sẽ phải đối mặt nhiều hơn".

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỹ thuật mới giúp hạt giống chống lại hạn hán

Kỹ thuật mới giúp hạt giống chống lại hạn hán

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách bảo vệ hạt giống khỏi áp lực thiếu nước và cung cấp thêm dinh dưỡng trong giai đoạn nảy mầm quan trọng.

Đăng ngày: 10/07/2021
Phát hiện sinh vật như ngoài hành tinh, ăn đá, sống trong

Phát hiện sinh vật như ngoài hành tinh, ăn đá, sống trong "mộ băng"

Những sinh vật bí ẩn ở Nam Cực có thể cung cấp manh mối về cách sự sống phát triển trên các hành tinh khác.

Đăng ngày: 09/07/2021
Nông dân Italia thu hoạch được quả cherry lớn nhất thế giới

Nông dân Italia thu hoạch được quả cherry lớn nhất thế giới

Những người nông dân Italia đã vừa thu hoạch được quả cherry lớn nhất thế giới với trọng lượng 33g, xô đổ kỷ lục 26,45g trước đó, tờ The Guardian hôm 7/7 đưa tin.

Đăng ngày: 09/07/2021
Loại cây kỳ lạ

Loại cây kỳ lạ "lai dứa và xương rồng" trên ngọn núi cao nhất châu Phi

Trên ngọn núi lửa không hoạt động Kilimanjaro ở Tanzania có nhiều loài cây " độc nhất vô nhị" với hình dáng vô cùng kỳ quái.

Đăng ngày: 09/07/2021
Phát hiện loài côn trùng kỳ lạ có ''siêu năng lực'' độc nhất vô nhị

Phát hiện loài côn trùng kỳ lạ có ''siêu năng lực'' độc nhất vô nhị

Một nhà khoa học tình cờ phát hiện ra một loài côn trùng có ''siêu năng lực'' đặc biệt, di chuyển ngược ở mặt dưới của mặt nước.

Đăng ngày: 08/07/2021
Loài cây kỳ lạ phân chia lao động giống tổ ong

Loài cây kỳ lạ phân chia lao động giống tổ ong

Cây ổ rồng phân chia lao động và sinh sản để quần thể phát triển khỏe mạnh hết mức có thể khi mọc bên thân cây lớn, theo nghiên cứu trên tạp chí Ecology.

Đăng ngày: 06/07/2021
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Khi phải chống chịu giữa những cơn bão dữ dội, cây cọ có lợi thế hơn các loài thực vật khác ở thân cây xốp, ít cành lá và hệ thống rễ độc đáo.

Đăng ngày: 05/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News