Nguyên liệu chế tạo mực xanh của người Ai Cập cổ đại

Hình ảnh kính hiển vi X-quang tiết lộ thành phần đồng có trong mực carbon của người Ai Cập cổ đại viết trên sách giấy cói.

Từ trước đến nay, giới khảo cổ cho rằng người Ai Cập cổ đại sử dụng mực đen có thành phần hoàn toàn là carbon cho đến thế kỷ thứ 4 và thứ 5. Trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Scientific Reports hôm 10/11, các nhà khoa học tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch, phát hiện một điều khá thú vị, trái ngược với suy nghĩ trước đây. Đó là người Ai Cập trộn thêm đồng (Cu) vào mực carbon của họ.

Nguyên liệu chế tạo mực xanh của người Ai Cập cổ đại
Người Ai Cập cổ đại sử dụng mực trộn với đồng để viết lên sách giấy cói. (Ảnh: Đại học Copenhagen).

Nhóm nghiên cứu sử dụng kính hiển vi X-quang để khảo sát tài liệu giấy cói của người Ai Cập có nguồn gốc từ nhiều khu vực địa lý khác nhau, có niên đại cách nhau khoảng 300 năm. Chúng nằm trong Bộ sưu tập sách giấy cói Carlsberg của Đại học Copenhagen.

Một số mảnh giấy cói có nguồn gốc từ các trang nhật ký của Horus, một người lính Ai Cập từng sống trong doanh trại quân đội ở thành phố Pathyris. Các mảnh còn lại là những bản thảo được khôi phục từ thư viện đền thờ Tebtunis.

"Thành phần của các loại mực carbon chứa đồng không có sự khác biệt đáng kể. Điều này cho thấy người Ai Cập cổ đại sử dụng công nghệ giống nhau để sản xuất mực trên khắp Ai Cập từ khoảng năm 200 trước Công nguyên đến năm 100 sau Công nguyên", Thomas Christiansen, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Thành phần đồng trong mực viết của người Ai Cập được lấy chủ yếu trong các khoáng vật như cuprite (Cu2O), azurite (Cu3[CO3]2[OH]2) và malachite (Cu2CO3[OH]2). Những khoáng vật này xuất hiện dọc toàn bộ chiều dài của sa mạc phía đông và ở Sinai, Ai Cập. Người cổ đại sử dụng chúng để tạo ra sắc tố màu xanh dương và xanh lục.

Theo nhóm nghiên cứu, sự hiểu biết về thành phần chính xác của các loại mực cổ có thể giúp chúng ta đưa ra phương pháp tốt nhất để bảo quản hiện vật giấy cói cổ đại của người Ai Cập còn sót lại đến ngày nay.

  • Những phát minh vĩ đại của người Ai Cập cổ đại
  • Khám phá món ăn đặc trưng của người Ai Cập cổ đại
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện mới về nguồn gốc cổ xưa của rượu vang nho

Phát hiện mới về nguồn gốc cổ xưa của rượu vang nho

Từ trước tới nay, giới khoa học ghi nhận dấu tích rượu vang nho cổ xưa nhất được tìm thấy ở khu vực núi Zagros của Iran vào năm 5.400​-5.000 trước Công nguyên (cách đây khoảng 7.000 năm).

Đăng ngày: 15/11/2017
Khủng long chính là những sinh vật

Khủng long chính là những sinh vật "đen" nhất lịch sử Trái đất

Chắc các bạn đã biết, hàng triệu năm trước Trái đất bị thống trị bởi những con quái vật bò sát khổng lồ mang tên

Đăng ngày: 14/11/2017
Đường hầm dưới kim tự tháp hé lộ bí ẩn Xà thần của người Maya

Đường hầm dưới kim tự tháp hé lộ bí ẩn Xà thần của người Maya

Khoảng đầu thế kỷ 16, đội quân xâm lược từ Tây Ban Nha là những người phát hiện đền Kukulkan tại khu di tích Chichen Itza của Mexico.

Đăng ngày: 14/11/2017
Rừng Nam Cực trước đại tuyệt chủng 252 triệu năm trước

Rừng Nam Cực trước đại tuyệt chủng 252 triệu năm trước

Những dấu tích của rừng Nam Cực thời tiền sử có thể giúp các nhà khoa học hiểu thêm về sự kiện đại tuyệt chủng kỷ Permi - Trias.

Đăng ngày: 14/11/2017
Sư tử khổng lồ từng lang thang khắp châu Âu

Sư tử khổng lồ từng lang thang khắp châu Âu

Những con sư tử cổ đại có kích thước ngoại cỡ từng gầm vang khắp nước Anh, châu Âu và vùng Bắc Mỹ 13.000 năm về trước.

Đăng ngày: 14/11/2017
Thịt khủng long có vị gì, có ngon hay không nhỉ?

Thịt khủng long có vị gì, có ngon hay không nhỉ?

Trong các bộ phim, khủng long được khắc họa là những sinh vật ăn thịt khổng lồ với hàm răng sắc nhọn đáng sợ. Chúng dễ dàng xơi tái con mồi chỉ với một cú đớp.

Đăng ngày: 13/11/2017
Phát hiện hợp đồng hôn nhân 4000 năm tuổi

Phát hiện hợp đồng hôn nhân 4000 năm tuổi

1 hợp đồng hôn nhân có từ 4.000 năm trước ở Thổ Nhĩ Kỳ quy định chi tiết nghĩa vụ của vợ và chồng, bao gồm cả tình huống… mang thai hộ.

Đăng ngày: 13/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News