Nguyên nhân quan niệm “ngày thứ hai đau khổ”

Thứ hai không chỉ là ngày mở đầu cho một tuần lao động, học tập mới mà còn là ngày gắn liền với quan niệm “ngày đau khổ”. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây có thể sẽ làm thay đổi hoàn toàn nhận định đó.

>>> Giải mã về ngày thứ Hai u ám

Chúng ta thường có xu hướng ngủ dậy muộn vào sáng thứ bảy và chủ nhật nhằm “bù đắp” cho cả tuần phải dậy sớm. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng thay vì mang lại sự tỉnh táo, sảng khoái để bước vào 1 tuần mới, hành vi ngủ nướng cuối tuần thậm chí còn có thể khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng và chán nản hơn khi phải làm việc trở lại.

Nguyên nhân là vì bạn đã làm gián đoạn chu kỳ sinh học. Một chu kỳ kéo dài trong khoảng 24 giờ, việc nằm trên giường lâu hơn bình thường vào cuối tuần sẽ làm đảo lộn và phá vỡ “lịch trình” có sẵn của giấc ngủ, kết quả là cảm giác mệt mỏi xuất hiện khi bạn cố gắng quay về “guồng máy” cũ, Tiến sĩ Gregory Carter, một chuyên gia về giấc ngủ tại Đại học Tây nam Texas (Mỹ) nói.

Nguyên nhân quan niệm “ngày thứ hai đau khổ”
Ngủ nướng cuối tuần làm đảo lộn và phá vỡ “lịch trình” có sẵn của giấc ngủ

Đồng hồ sinh học của cơ thể thường chỉ chấp nhận sự “lệch pha” trong vòng 1 giờ, có nghĩa là nếu chúng ta chỉ ngủ thêm 1 chút so với bình thường thì sẽ không có bất kỳ ảnh hưởng nào đáng kể vào buổi sáng thứ hai tuần kế tiếp. Tuy nhiên, khi sự chậm trễ lên đến hai giờ hoặc nhiều hơn, giấc ngủ đêm chủ nhật cũng như việc rời khỏi giường vào sáng hôm sau sẽ trở nên rất khó khăn.

Nếu thường hay thức muộn, chỉ đơn giản bằng cách ngủ đủ 8 tiếng vào thứ bảy hoặc chủ nhật cũng sẽ giúp bạn cân bằng, Tiến sĩ Carter cho biết. Như vậy, phương án tốt nhất là nên đi ngủ sớm hơn từ tối hôm trước thay vì dậy muộn vào sáng hôm sau, để những ngày tiếp theo có thể thức dậy dễ dàng vào cùng một thời điểm. Đồng thời, cách này rất có lợi cho cả những người mắc chứng mất ngủ.

Bên cạnh đó, tâm trạng vào buổi sáng thứ hai càng trở nên u ám khi kết hợp với các hành vi khác làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như uống rượu hoặc kiểm tra email ngay trước lúc đi ngủ. Bạn cần lưu ý thêm điều này.

Tham khảo: Telegraph

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News