Nhà khoa học "điên" tử nạn vì tên lửa tự chế
Mike Hughes, nhà khoa học muốn chứng minh Trái Đất phẳng, qua đời ở tuổi 64 trong tai nạn tên lửa hôm 22/2 ở Barstow, California.
Chiếc tên lửa của Hughes bay chệch hướng. (Ảnh: NPR).
Justin Chapman, phóng viên có mặt tại bãi phóng, kể lại, tai nạn xảy ra trong lần phóng thứ ba của Hughes với tên lửa do ông tự chế tạo. Nguyên nhân do chiếc thang thép được gắn vào dốc lên bệ phóng để giúp Hughes vào khoang lái tên lửa dễ dàng hơn. Nhưng khi cất cánh, tên lửa va vào thang, dẫn tới dù hạ cánh bị rách và mắc vào động cơ đẩy.
Kết quả là tên lửa bay chệch đường và lắc lư và bay theo đường vòng cung trước khi đâm chúi xuống sa mạc sau chưa đầy một phút, cách bệ phóng 800 m. Đồn cảnh sát quận San Bernardino cho biết, họ nhận được cuộc gọi vào lúc 1h52 chiều hôm 22/2 theo giờ địa phương thông báo một người đàn ông chết sau khi tên lửa đâm xuống sa mạc ở một khu đất tư nhân cạnh cao tốc 247 ở Barstow.
Mike Hughes bên mẫu tên lửa tự chế. (Ảnh: New York Times).
"Chúng tôi không biết chuyện gì đã xảy ra", Waldo Stakes, bạn thân của Hughes, người cũng có mặt tại bãi phóng, chia sẻ. Ngoài Stakes, có khoảng 50 - 60 người đến theo dõi buổi phóng tên lửa, bao gồm nhóm làm phim của kênh Science Channel.
Tên lửa do Hughes chế tạo hoạt động bằng động cơ hơi nước. Theo Chapman, mục tiêu của Hughes là bay lên độ cao 1.524 m. Hồi tháng 5/2018, ông từng phóng tên lửa thành công tới độ cao 572 m trên sa mạc Mojave trước khi mở dù và điều khiển tên lửa tiếp đất. Khi chui ra khỏi tên lửa, Hughes chia sẻ ông bị đau lưng nhưng rất mừng vì buổi phóng diễn ra suôn sẻ.
Hughes được mệnh danh là nhà khoa học "điên" bởi quan điểm cực đoan cho rằng Trái Đất có hình dạng phẳng như chiếc đĩa. Để chứng minh cho quan điểm của mình, Hughes đã dành nhiều tháng chế tạo tên lửa để có thể bay lên không trung quan sát Trái Đất.

Những thiên tài thuận tay trái
Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?
"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch!

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu
Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.
