Nhà khoa học duy nhất bị dị ứng với bụi Mặt trăng

Phi hành gia Harrison H. Schmitt là nhà khoa học duy nhất từng đi bộ trên Mặt trăng và bị dị ứng với bụi ở đó.

Schmitt phát hiện chứng dị ứng của ông trên đường quay trở lại module hạ cánh. Ông đi bộ trên Mặt trăng vào tháng 12/1972, nhiệm vụ có người lái cuối cùng tới Mặt trăng trước khi chương trình Apollo kết thúc. Trong lúc ở trên bề mặt thiên thể, nhà địa chất học dành thời gian thu thập mẫu vật đất đá quanh thung lũng Taurus-Littrow, gần khu vực Biển Serenity. Khi cởi bộ đồ vũ trụ ở module hạ cánh, Schmitt tiếp xúc với bụi Mặt trăng phân bố quanh cabin.

Nhà khoa học duy nhất bị dị ứng với bụi Mặt trăng
Harrison H. Schmitt lấy mẫu vật Mặt trăng trong nhiệm vụ Apollo 17. (Ảnh: NASA)

"Lần đầu tiên ngửi bụi, tôi bị dị ứng, nêm trong mũi tôi sưng lên. Bạn có thể nhận thấy qua giọng nói của tôi. Nhưng dần dần cơn dị ứng qua đi. Lần thứ 4 hít bụi Mặt trăng, tôi không chú ý tới nó nữa", Schmitt kể lại.

Schmitt không phải người duy nhất bị dị ứng với bụi Mặt trăng. Một bác sĩ phẫu thuật từng phải ngừng làm việc khi cởi bộ đồ vũ trụ ở module chỉ huy do độ nặng của phản ứng. Theo Schmitt, vấn đề có nhiều ảnh hưởng tới các nhiệm vụ tương lai. "Đối với một số cá nhân, chúng ta cần tìm hiểu liệu họ có dị ứng hay không nếu tiếp xúc thời gian dài với bụi Mặt trăng", nhà khoa học nhấn mạnh.

Tất cả phi hành gia khác đều bị "viêm mũi dị ứng Mặt trăng" ở mức độ nào đó, theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA). Các triệu chứng mà họ trải qua bao gồm hắt hơi nhẹ và ngạt mũi sẽ mau chóng qua đi, dù thỉnh thoảng có thể kéo dài vài ngày.

Giới nghiên cứu đang tìm cách giải quyết vấn đề dị ứng có thể nghiêm trọng hơn do hiện tượng tĩnh điện. Trên Trái đất, các hạt bụi đất trở nên trơn nhẵn do xói mòn từ gió và nước, trong khi trên Mặt trăng, do không có những điều kiện đó, bụi rất nhọn và sắc. Mặt trăng không có khí quyển ngăn bức xạ nên lớp đất mang tĩnh điện, đôi khi hạt bụi bay vào không trung, dễ bao phủ thiết bị và bám vào phổi người hơn.

Kích thước hạt bụi Mặt trăng đặc biệt đáng ngại và cần được giải quyết khi đưa phi hành gia trở lại đây. Hạt bụi nhỏ hơn 50 lần so với sợi tóc người có thể tồn tại hàng tháng trong phổi, theo Kim Prisk, nhà sinh lý học phổi nghiên cứu bay vũ trụ. Hạt bụi càng ở lại lâu, ảnh hưởng có hại càng lớn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Nhà máy" sản xuất thuốc đầu tiên trong vũ trụ

Công ty Varda Space Industries sẽ tiến hành sản xuất hàng loạt dược phẩm và nhiều vật liệu khác trên quỹ đạo Trái đất thông qua khoang nhỏ bay kèm vệ tinh.

Đăng ngày: 15/06/2023
Xuất hiện 2 hành tinh y như trong phim

Xuất hiện 2 hành tinh y như trong phim "Chiến tranh giữa các vì sao"

Không chỉ 1 mà đến 2 phiên bản đời thực của hành tinh giả tưởng Tatooine đã hiện ra quanh cặp sao BEBOP-1 cách chúng ta 1.320 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 15/06/2023
Bao nhiêu phi hành gia đã bỏ mạng trong các nhiệm vụ không gian?

Bao nhiêu phi hành gia đã bỏ mạng trong các nhiệm vụ không gian?

5 nhiệm vụ không gian, trong đó ba của NASA và hai của Liên Xô, đã kết thúc với những thảm họa lấy mạng các phi hành gia.

Đăng ngày: 14/06/2023
Phát hiện

Phát hiện "quái vật huyền thoại" đang sinh ra trực tiếp trên bầu trời

Các nhà khoa học đã có cơ hội đầu tiên quan sát trực tiếp sự ra đời của một Wolf-Rayet, lớp sao " quái vật" rất kinh khủng của vũ trụ, vẫn còn phủ nhiều bí ẩn.

Đăng ngày: 13/06/2023
Trung Quốc thử nghiệm hệ thống hạ cánh tên lửa bằng dù

Trung Quốc thử nghiệm hệ thống hạ cánh tên lửa bằng dù

Hệ thống hạ cánh bằng dù thành công trong lần phóng tên lửa đẩy Trường Chinh-3B tháng 5, giúp quá trình hạ cánh chính xác hơn.

Đăng ngày: 13/06/2023
Vài tỉ năm nữa, Trái đất sẽ bị bắt bởi một

Vài tỉ năm nữa, Trái đất sẽ bị bắt bởi một "thây ma kim cương"?

Một khối " kim cương vũ trụ" đang hình thành cách chúng ta 104 năm ánh sáng đem thêm một kịch bản về tương lai ngôi sao mẹ của Trái đất.

Đăng ngày: 13/06/2023
Vì sao phi hành gia không thể dùng bút chì ngoài vũ trụ?

Vì sao phi hành gia không thể dùng bút chì ngoài vũ trụ?

Những mảnh vụn từ bút chì trôi nổi trong không gian, ruột bút chì có thể gãy và gây nguy hiểm cho các phi hành gia và các thiết bị trên môi trường không trọng lực.

Đăng ngày: 12/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News