Nhà khoa học Việt nhận giải thưởng của Vua Thái Lan

Tiến sĩ Ngô Thị Thúy Hường cùng cộng sự tại trường Đại học Phenikaa được trao giải King of Thailand Awards cho công trình công nghệ xử lý thực vật bằng cỏ vetiver để giảm thiểu dioxin trong đất bị ô nhiễm.

Giải thưởng King of Thailand Vetiver 2023 (giải thưởng Đức Vua Thái Lan) vinh danh 6 công trình nghiên cứu xuất sắc về cỏ vetiver, diễn ra tại Chiang Mai, Thái Lan, hôm 29/5.

Tiến sĩ Ngô Thị Thúy Hường cùng các cộng sự gồm Nguyễn Quốc Định, Nguyễn Thị Thanh Thảo và Vũ Thị Lan Anh, đoạt giải Nghiên cứu xuất sắc ở hạng mục ứng dụng phi nông nghiệp, với công trình "Sử dụng công nghệ xử lý thực vật bằng cỏ vetiver để giảm thiểu dioxin trong đất bị ô nhiễm tại Sân bay Biên Hòa, Đồng Nai, Việt Nam".

Nghiên cứu đánh giá khả năng xử lý ô nhiễm và ổn định thực vật cho đất bị nhiễm dioxin của cỏ vetiver trên quy mô cánh đồng tại sân bay Biên Hòa, một trong những khu vực bị ô nhiễm dioxin nặng nhất ở Việt Nam.

Cỏ vetiver vốn được biết có chức năng chống xói mòn, bảo tồn nguồn đất và nước, giảm thiểu ô nhiễm. Đây là lần đầu tiên nghiên cứu chỉ ra loại cỏ vetiver được sử dụng để xử lý đất ô nhiễm dioxin bằng thực vật, qua đó mở ra cơ hội ứng dụng làm sạch các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (chất POP) trong đất và nước.


Tiến sĩ Ngô Thị Thúy Hường, nhận giải thưởng tại Thái Lan. (Ảnh: BTC).

Theo thông tin từ Mạng lưới cỏ vetiver, mỗi công trình chiến thắng sẽ nhận 2.500 USD cùng giấy chứng nhận, được công chúa Maha Chakri Sirindhorn, nhà bảo trợ của Mạng lưới cỏ Vetiver (TVNI), thay mặt Nhà vua trao tặng. Các tác giả nhận thưởng cũng trình bày và chia sẻ nghiên cứu của mình tại Hội nghị quốc tế về cỏ vetiver.

Tiến sĩ Ngô Thị Thúy Hường hiện là giảng viên, trưởng nhóm nghiên cứu Hóa môi trường và Độc học sinh thái tại trường Đại học Phenikaa. Là chuyên gia về độc học sinh thái và sức khỏe môi trường, cô chủ trì nhiều dự án trong nước và quốc tế về môi trường nước, độc học sinh thái, quản lý môi trường, tài nguyên thiên nhiên, xử lý ô nhiễm bằng thực vật và ô nhiễm vi nhựa. Các nghiên cứu của Tiến sĩ Hường gần đây mở rộng sang lĩnh vực về sự biệt hóa và sinh khả dụng của kim loại trong môi trường nước, cũng như ô nhiễm vi nhựa và ảnh hưởng của chúng đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Giải thưởng King of Thailand Vetiver 2023, nằm trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về cỏ vetiver lần thứ 7, diễn ra từ 29/5 đến 1/6. Đây là lần thứ 3 Thái Lan đăng cai tổ chức, với chủ đề "Cỏ vetiver trong bảo tồn đất và nước", thu hút tham dự của các nhà khoa học, nghiên cứu từ hơn 18 quốc gia.

Hội nghị quốc tế về cỏ vetiver là sự kiện khoa học tập trung vào các ứng dụng khác nhau của hệ thống cỏ vetiver, tổ chức 4 năm (hoặc 5 năm) một lần. Sự kiện được tổ chức đầu tiên vào năm 1996 ở Thái Lan và mở rộng sang các nước khác dưới sự kiểm soát của Mạng lưới cỏ vetiver quốc tế và Quỹ Chaipattana.

Hội nghị quốc tế về cỏ vetiver đã trải qua 6 lần tổ chức, tại Chiang Rai - Thái Lan (1996), Petchaburi - Thái Lan (2000), Quảng Châu - Trung Quốc (2003), Caracas - Venezuela (2006), Lucknow - Ấn Độ (2011), và Đà Nẵng - Việt Nam (2015). Hội nghị là cơ hội để các chuyên gia, nhà khoa học tổng kết hiệu quả ứng dụng, tính năng ưu việt của cỏ vetiver, sớm nhân rộng những ứng dụng công nghệ cỏ vetiver vào công tác chống xói mòn sạt lở, hạn chế ô nhiễm môi trường đồng thời phát huy hiệu quả kinh tế của loại cỏ này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 07/03/2025
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học

Ngày 23/3, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc đã ban bố một bản "Quy phạm đạo đức khoa học của người làm công tác khoa học". Bản "Quy phạm..." này đưa ra định nghĩa 7 hành vi xấu trong nghiên cứu khoa học...

Đăng ngày: 30/01/2025
Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh

Tàu vũ trụ NASA đã đâm thành công vào tiểu hành tinh

Tàu vũ trụ DART của NASA lao vào tiểu hành tinh Dimorphos không nguy hiểm trong thử nghiệm phòng thủ hành tinh đầu tiên trên thế giới.

Đăng ngày: 18/10/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News