Nhà lập trình máy tính đầu tiên trên thế giới
Ada Lovelace, một nhà khoa học nữ người Anh đáng chú ý, thường được coi là lập trình viên đầu tiên trên thế giới.
Ada Lovelace sinh ngày 10/12/1815 tại Anh. Bà là con gái của nhà thơ Lord Byron, nhân vật tiêu biểu trong phong trào lãng mạn và là một trong những nhà thơ có ảnh hưởng lớn ở Anh.
Năm 1933, bà gặp nhà toán học người Anh Charles Babbage và tò mò với ý tưởng của ông về Analytical Engine, một cỗ máy có khả năng tính toán. Năm 1842, nhà toán học Louis Menebrea xuất bản một cuốn hồi ký mô tả chiếc máy Analytical Engine. Ada sau đó dịch văn bản từ tiếng Pháp sang tiếng Anh cho Babbage. Trong văn bản, bà tập hợp các ghi chép ban đầu giải thích về một phương pháp cụ thể nhằm thực hiện các thuật toán. Ngày nay, chúng được công nhận là thuật toán đầu tiên trong lịch sử.
Chân dung Ada Lovelace trong bản vẽ của Alfred Edward Chalon năm 1840. (Ảnh: Huffington Post)
Ada từng được Charles Babbage ưu gái gọi là "người phụ nữ của những con số". Trong khi đó, bà tự nhận mình là một nhà siêu hình học và gọi cách suy nghĩ của bản thân là "khoa học đầy chất thơ", khi mô tả toán học bằng trí tưởng tượng và những phép ẩn dụ hoa mỹ.
Ada là một trong những người đầu tiên suy đoán về trí tuệ nhân tạo (AI). Dù công nhận khả năng phi thường của máy tính, bà vẫn thể hiện sự bi quan về AI. Ada từng nói rằng: "Analytical Engine không tự tạo ra nguồn gốc của thứ gì. Nó có thể thực hiện bất kỳ điều gì chúng ta biết cách yêu cầu nó thực hiện". Đến nay, đây vẫn là chủ đề được tranh luận trong giới khoa học.
Theo các tài liệu của Ada, người phụ nữ này từng nhận thấy tiềm năng của loại hình âm nhạc được soạn thảo bằng máy tính. Trước khi lâm bệnh, bà từng viết một lá thư cho mẹ, nói rằng bà đang nghiên cứu mối liên hệ giữa âm nhạc và toán học. Thậm chí sau này, bà còn biết rằng một ngày nào đó, Analytical Engine cũng có thể được sử dụng để soạn ra những giai điệu phức tạp.
Bản mẫu chiếc máy Analytical Engine được trưng bày trong Bảo tàng Khoa học tại London, Anh. (Ảnh: Wikipedia)
Mẹ Ada chính là người dạy toán và khoa học cho bà khi còn nhỏ. Đây là một điều khá hiếm, vì trong thời đại đó, phụ nữ được cho là không cần quan tâm đến những việc này. Ban đầu, đây là phương pháp phòng ngừa bệnh mất trí mẹ Ada lo ngại bà có thể di truyền từ cha.
Ada từng nghiên cứu về khả năng bay của con người. Bà tìm hiểu giải phẫu học của các loài chim và thực hiện nhiều thí nghiệm, trước khi viết một cuốn sách minh họa có tên Flylogy.
Ở độ tuổi 20, Ada cùng một nhóm bạn nam từng cố gắng tạo ra một mô hình toán học nhằm ứng dụng trong cá cược đua ngựa. Tuy nhiên sau nhiều lần thất bại, Ada lún sâu vào nợ nần và phải bí mật đem đồ trang sức của gia đình chồng đi cầm đồ.
Giống cha, Ada qua đời khi mới 36 tuổi. Theo các bác sĩ, bà bị bệnh ung thư cổ tử cung. Ada được chôn cất bên cạnh nơi yên nghỉ của người cha bà chưa từng gặp, nhưng vẫn luôn có cảm giác về mối liên hệ sâu sắc.

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla
Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Những thiên tài thuận tay trái
Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ
Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.
