Nhà máy đóng tàu cao tốc rộng bằng 248 sân bóng ở Trung Quốc
Nhà máy nằm ở thành phố Thanh Đảo của công ty CRRC Sifang chuyên xuất xưởng những mẫu tàu viên đạn tốc độ 350 - 400km/h.
Là cơ sở sản xuất tàu điện nhiều toa tốc độ cao (EMU), nhà máy chế tạo của công ty CRRC Qingdao Sifang Co. Ltd ở Thanh Đảo, thành phố ven biển phía đông Trung Quốc, bao phủ diện tích 1,77 triệu m2, tương đương với 248 sân bóng đá tiêu chuẩn. Đây là nơi lắp ráp một nửa số tàu viên đạn cao tốc của Trung Quốc, theo People Daily Online.
Đây là nơi lắp ráp một nửa số tàu viên đạn cao tốc của Trung Quốc.
Tàu viên đạn Fuxing đầu tiên cũng ra đời ở nhà máy này. Thiết kế tàu mới có thể duy trì tốc độ 350km/h. "Đối với thị trường toàn cầu, chúng tôi đang phát triển mẫu tàu viên đạn Fuxing tốc độ 400km/h", Yan Guizhen, nhà thiết kế trưởng của CRRC Sifang, cho biết. "Chúng tôi sẽ rất tự hào khi là một thành viên của ngành công nghiệp tàu viên đạn cao tốc Trung Quốc nếu tàu Fuxing có thể chạy trên khắp thế giới".
"Chúng tôi đã quen cạnh tranh trên thị trường toàn cầu", Yang Jianxue, giám đốc marketing ở thị trường ngoại địa của CRRC Sifang, nói. "Trong lúc chính phủ Trung Quốc tập trung nhiều hơn vào sáng kiến Vành đai và Con đường, công nghệ giao thông đường sắt và tàu viên đạn cao tốc, chúng tôi đã biến cạnh tranh thành hợp tác ở nhiều nước".
Ví dụ, Nhật Bản đang hợp tác với CRRC trong một số dự án đường sắt quốc tế ở Đông Nam Á. "Không chỉ vậy, việc xây dựng những đường sắt cao tốc ở Đông Nam Á như dự án Jakarta - Bandung, Trung Quốc - Lào và Trung Quốc - Thái Lan cũng mang đến cho chúng tôi nhiều cơ hội", Yang nói. CRRC Sifang đã xuất khẩu công nghệ đường sắt sang hơn 20 quốc gia và khu vực, bao gồm Mỹ, Argentina và Sri-Lanka.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn
Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon
Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "dốc đứng lên trời" độc nhất vô nhị
Chỉ mất 7 năm, Nhật Bản đã xây xong cây cầu khổng lồ vô cùng nổi tiếng này.

Tòa nhà siêu thực mô phỏng "mật mã di truyền" của con người, tùy góc nhìn lại thấy nhiều hình dáng khác nhau
Một kiến trúc sư người Pháp ấp ủ hy vọng tạo ra các công trình tiết kiệm năng lượng và "ăn" khí CO2 đã chính thức thực hiện được giấc mơ này.
