Nhà phát minh pin lithium-ion qua đời ở tuổi 100

John Goodenough, học giả đoạt giải Nobel Hóa học năm 2019, nhờ đồng phát triển pin lithium-ion giúp cách mạng công nghệ sạc điện, mất hôm 25/6 tại Austin, Texas.

Đại học Texas hôm 26/6 thông báo giáo sư Goodenough qua đời nhưng không đề cập nguyên nhân ông từ trần. Giáo sư Goodenough đã làm việc tại Đại học Texas gần 40 năm, theo AP. Ông là người lớn tuổi nhất được trao giải Nobel. Ông đồng nhận giải cùng với nhà khoa học Mỹ M. Stanley Whittingham và nhà nghiên cứu Nhật Bản Akira Yoshino. Goodenough từng chia sẻ ông rất cảm kích vì không bị buộc nghỉ hưu ở tuổi 65.

Nhà phát minh pin lithium-ion qua đời ở tuổi 100
Giáo sư John Goodenough đã làm việc ở Đại học Texas gần 40 năm. (Ảnh: AP).

Nghiên cứu của Goodenough mở ra một cuộc cách mạng trong công nghệ sạc điện thoại di động, máy tính bảng và bất cứ thứ gì có cổng cắm để sạc điện. Pin lithium-ion, loại pin xách tay và sạc nhiều lần đầu tiên trên thế giới, mất hơn một thập kỷ để phát triển. Năm 2019, Whittingham cho biết ông không ngờ công trình nghiên cứu cách đây nhiều thập kỷ của ông lại tác động sâu sắc tới thế giới như vậy. "Chúng tôi nghĩ đó là một phát minh tốt và hữu ích trong vài việc nhưng chưa bao giờ mơ tưởng nó sẽ cách mạng hóa ngành công nghiệp điện tử và mọi thứ khác", Goodenough nói.

Goodenough, Whittingham và Yoshino, mỗi người đều tạo ra đột phá giúp đặt nền phóng cho việc phát triển pin sạc nhiều lần thương mại, nhờ đó họ đồng chia sẻ giải Nobel trị giá 900.000 USD. Công trình của Whittingham vào thập niên 1970 khai thác khuynh hướng của lithium, kim loại nhẹ nhất, để chế tạo loại pin có thể sản xuất hơn 2 volt điện. Năm 1980, dựa trên nghiên cứu của Whittingham, Goodenough tăng gấp đôi công suất pin lên 4 volt bằng cách sử dụng cobalt oxide ở cực âm, một trong hai cực của pin.

Loại pin đó vẫn quá dễ nổ để sử dụng thương mại. Công trình của Yoshinon vào thập niên loại bỏ lithium nguyên chất dễ cháy trong pin và thay thế bằng ion lithium an toàn hơn. Mẫu pin thương mại nhẹ, an toàn, bền và sạc được nhiều lần đầu tiên gia nhập thị trường năm 1991.

Sinh tại Jena, Đức năm 1922, Goodenough lớn lên ở Mỹ và lấy bằng tiến sĩ hóa học ở Đại học Chicago. Ông bắt đầu sự nghiệp tại Viện Công nghệ Massachusetts. Tại đó, nghiên cứu của ông đặt nền tảng cho việc phát triển bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên của máy tính kỹ thuật số. Goodenough giữ chức giám đốc Phòng thí nghiệm hóa học vô cơ ở Đại học Oxford tại Anh khi phát minh pin lithium-ion. Ông chuyển sang Đại học Texas năm 1986, vẫn dạy và nghiên cứu vật liệu pin, khoa học thể rắn và các vấn đề kỹ thuật khi đoạt giải Nobel. Goodenough kết hôn và ở với vợ ông Irene suốt 70 năm cho tới khi bà qua đời năm vào 2016.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bi kịch của cha đẻ ngành hóa học hiện đại, bị hành quyết vì lý do khó tin

Bi kịch của cha đẻ ngành hóa học hiện đại, bị hành quyết vì lý do khó tin

Bất chấp lời khẩn cầu được sống để tiếp tục đóng góp cho khoa học, Antoine Lavoisier bị hành quyết ở tuổi 50 chỉ vì ông là viên chức thuế.

Đăng ngày: 15/06/2023
Trở thành triệu phú đô la nhờ… súng phun nước

Trở thành triệu phú đô la nhờ… súng phun nước

Súng phun nước Super Soaker - món đồ chơi bán chạy nhất mọi thời đại - đã giúp người phát minh ra nó trở thành triệu phú đô la.

Đăng ngày: 02/06/2023
Cuộc đời hữu hạn của những thiên tài và những phát minh vô hạn

Cuộc đời hữu hạn của những thiên tài và những phát minh vô hạn

Nếu không vì bệnh tật hay tuổi già, Da Vinci hay Einstein đã có những công trình vượt trội hơn những gì họ từng để lại cho nhân loại.

Đăng ngày: 24/05/2023
Vì sao Typhoid Mary -

Vì sao Typhoid Mary - "Mary thương hàn" lại bị cách ly 23 năm?

Bị buộc phải cách ly trong 23 năm, câu chuyện của Mallon đặt ra câu hỏi về sức khỏe cộng đồng, quyền tự do cá nhân và khía cạnh đạo đức của việc ngăn chặn dịch bệnh.

Đăng ngày: 23/05/2023
Lý do một trong những nhà khoa học nữ vĩ đại nhất mọi thời đại trượt giải Nobel dù được đề cử tới 49 lần

Lý do một trong những nhà khoa học nữ vĩ đại nhất mọi thời đại trượt giải Nobel dù được đề cử tới 49 lần

Mặc dù phát hiện ra sự phân hạch hạt nhân, dẫn đến sự phát triển của bom nguyên tử và năng lượng hạt nhân, Lise Meitner đã bị trượt giải Nobel vì sự phân biệt giới tính và chủng tộc.

Đăng ngày: 21/05/2023
Chuyện ít biết về người

Chuyện ít biết về người "gieo mầm" đầu tiên của năng lượng Mặt trời

Đầu những năm 1900 là thời đại của than đá và sắt. Nền công nghiệp ồn ào và nhếch nhác, khói từ việc đốt than tỏa ra khắp nơi.

Đăng ngày: 16/05/2023
Dự án tuyệt mật Manhattan của nữ nhà khoa học làm đảo lộn ngành vật lý

Dự án tuyệt mật Manhattan của nữ nhà khoa học làm đảo lộn ngành vật lý

Nhà khoa học Chien-Shiung Wu được mệnh danh là " Đệ nhất phu nhân Vật lý", bà đã có những đóng góp rất lớn trong quá trình nghiên cứu bom nguyên tử bất chấp sự kỳ thị giới tính trong xã hội bấy giờ.

Đăng ngày: 12/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News