Nhà vật lý học giải thích hành động "vỗ vỗ" vào quả dưa hấu

Một trong những kinh nghiệm khá phổ biến để chọn mua dưa hấu chính là cách vỗ tay vào vỏ của quả dưa.

Theo đó, nếu phát ra tiếng "bịch bịch" thì quả dưa đó già, ngon, ngọt còn nếu âm thanh đanh hơn thì do dưa chưa chín. Ngoài ra, nếu âm thanh phát ra giống như "bộp, bộp" thì có thể là dưa chín già nhưng đã bị nẫu ruột bên trong, bạn không nên mua.


Nếu phát ra tiếng "bịch bịch" thì quả dưa đó già, ngon, ngọt.

Vậy tại sao chúng ta có thể biết được nhiều thông tin đến vậy chỉ bằng cách vỗ tay vào vỏ của quả dưa hấu? Theo nhà vật lý học Helen Czerski, thì âm thanh tạo ra khi bạn gõ vào một vật thể nào đó chứa đựng một lượng lớn thông tin về cấu trúc của chúng.

"Việc kiểm tra chất lượng của quả dưa hấu dựa vào âm thanh thực ra là nhằm kiểm tra khoảng trống có chứa không khí bên trong", Helen giải thích.

Sở dĩ chúng ta có thể làm điều này, là bởi nếu bạn gõ vào, vật thể sẽ bị biến dạng một chút, nhưng sẽ nhanh chóng trở lại như ban đầu, rồi lại tiếp tục dao động để tạo nên một biến dạng mới.


Khi chúng ta gõ vào thứ gì đó hoàn hảo và nhẵn bóng, âm thanh nghe được sẽ khá trong trẻo.

Thí dụ, nếu chúng ta dùng muỗng để gõ vào một tách cà phê, phần miệng của cốc sẽ bị lõm vào, sau đó quay về vị trí cũ và bung ra, tạo thành những hình dạng khác nhau. Những rung động này quá nhỏ để bạn có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng quá trình đó tạo ra những sóng âm mà bạn có thể nghe được.

Nói kỹ hơn về điều này, nhà vật lý học người Anh cho rằng khi chúng ta gõ vào thứ gì đó hoàn hảo và nhẵn bóng như một chiếc cốc, âm thanh nghe được sẽ khá trong trẻo, cho thấy một cấu trúc đối xứng và âm thanh tạo ra như tiếng chuông.

Trường hợp trên cũng áp dụng khi đối tượng là một quả dưa hấu. Theo đó, khi dưa hấu chín, phần thịt bên trong trở nên dày đặc hơn nhưng khoảng trống và độ đàn hồi lại ít hơn. Điều đó nghĩa là khi bạn vỗ vào, âm thanh phát ra sẽ tương đối nhỏ hơn.

Dựa trên kinh nghiệm này, nếu âm thanh bạn nhận được đồng nhất với nhau, mọi thứ bên trong có thể đã rắn lại một cách đều đặn. Còn nếu âm thanh đục và không nhất quán cho thấy ruột dưa không đối xứng và tốt nhất là bạn nên tránh quả dưa đó ra.

Tất nhiên đây chỉ hoàn toàn là lý thuyết, bởi đối với dưa hấu, những gì bạn nghe được cũng phụ thuộc vào kích thước của quả dưa. Vì vậy, phải dựa vào kinh nghiệm của mỗi người để có thể đưa ra những quyết định đúng nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Đăng ngày: 04/04/2025
Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?

Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Đăng ngày: 03/04/2025
Sự thật

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá

Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Đăng ngày: 03/04/2025
Giải mã

Giải mã "bóng người" bí ẩn trên vỉa hè, có phải hiện tượng siêu nhiên?

Thảm họa hạt nhân Hiroshima và Nagasaki để lại nhiều câu hỏi bí ẩn, điển hình như những "bóng người" bí ẩn xuất hiện trên các vỉa hè, bậc thang công cộng ngoài đường phố.

Đăng ngày: 03/04/2025
Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News