Nhà vệ sinh tự thiêu hủy mầm bệnh

Dự án xây dựng nhà vệ sinh vừa rẻ, đơn giản lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người của một kỹ sư môi trường Mỹ đã nhận được sự đánh giá cao và viện trợ của quỹ Gates.

Nhà vệ sinh tự thiêu hủy mầm bệnh
Nhà vệ sinh tự tiêu hủy mầm bệnh dành cho người nghèo.

Bill and Melinda Gates - Quỹ giúp đỡ người nghèo có cuộc sống khỏe mạnh và chất lượng hơn - đã tài trợ cho dự án của Deshusses 100.000 USD. Theo đó, trong tương lai gần, các hộ gia đình nghèo có thể yên tâm về vấn đề vệ sinh và chất lượng cuộc sống.

Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có tới năm triệu người mắc bệnh tả do vấn đề vệ sinh không an toàn. Ở một số nước nghèo, việc xây một nhà vệ sinh tiêu chuẩn có thể dội nước và đưa chất thải ra môi trường một cách an toàn là điều vô cùng khó khăn vì nguồn nước khan hiếm và chi phí xây dựng lại quá đắt đỏ. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến bệnh tả bùng phát thành dịch, đe dọa tính mạng con người.

Nhà vệ sinh tự thiêu hủy mầm bệnh
Kỹ sư môi trường Marc Deshusses, người thiết kế nhà vệ sinh kiểu mới.

Kỹ sư môi trường Marc Deshusses, thuộc Đại học Duke( Mỹ) đã thiết kế kiểu nhà vệ sinh đáp ứng nhu cầu cấp thiết này cho các nước kém phát triển. Kiểu nhà vệ sinh trên có khả năng phá hủy các mầm bệnh trong chất thải mà vẫn đảm bảo vệ sinh môi trường và sức khỏe con người.

Nhà vệ sinh này hoạt động dựa trên nguyên tắc phân hủy các chất hữu cơ để tạo sản phẩm phụ là khí metan. Các chất thải được đưa trực tiếp vào bể chứa làm từ nhựa PVC. Vi khuẩn sẽ làm phân giải các chất hứu cơ có trong chất thải để tạo ra khí metan. Lượng khí metan này không được thải ra ngoài môi trường như cách thường thấy mà nó được dùng để đốt mầm bệnh, vi khuẩn, virus có trong chất thải.

Ngoài chất thải hữu cơ, các loại thức ăn thừa hoặc xác động vật thối rữa cũng có thể cho vào bể chứa để tạo thêm nhiều khí metan hơn.

“Nhà vệ sinh này hoạt động tương tự nhà tiêu tự hoại hiện nay. Tuy nhiên, điều đặc biệt là khí metan không thoát ra ngoài môi trường mà nó được giữ lại làm chất đốt chính các vi khuẩn, mầm bệnh gây ra các bệnh như tả, đau mắt hột, thương hàn, bệnh lây lan do nguồn nước bị ô nhiễm” - Deshusses nói.

Được biết, chi phí để xây dựng một nhà vệ sinh có hệ thống xử lý chất thải an toàn như trên khoảng dưới 100 USD.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News