Nhạc Giáng Sinh từ âm thanh của tôm cá

Những nhà khoa học ở Anh đã lần đầu tiên thu âm được tiếng giao tiếp của loài cá và biến tấu chúng thành nhạc tại phòng thu Abbey Road Studios.

Các âm thanh giao tiếp thú vị và hiếm có của loài cá đã lần đầu được phát hiện tại nước Anh. Giáo sư Steve Simpson, một nhà sinh học biển đồng thời có chuyên môn về sinh âm học là người ghi lại những âm thanh này.

Vị giáo sư đang làm việc tại Đại học Exeter đã sử dụng những thiết bị thu âm dưới nước đặc biệt để bắt sóng âm thanh của những chú cá trong Thủy cung London.

Steve Simpson cùng với các nhân viên thủy cung tiến hành ghi lại âm thanh từ các loài cá hề, cá nóc, cá ngựa khi chúng đang ăn, giao tiếp và liên lạc với nhau trong bể nước.

Với sự giúp đỡ từ các kỹ sư âm thanh tại phòng thu Abbey Road Studios nổi tiếng, giáo sư Simpson đã biến tấu những âm điệu của cá lại thành một bài nhạc Giáng Sinh.

"Âm thanh đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của đại dương và chúng tôi tò mò làm thế nào các loài cá tại Thủy cung Luân Đôn sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau. Ngoài ra chúng tôi còn muốn tìm một loài cá có giọng hát như Mariah Carey đúng dịp Giáng sinh", James Wright, người quản lý trưng bày tại Thủy cung London chia sẻ.

"Nhờ Giáo sư Simpson và Abbey Road Studios, giờ đây chúng tôi có thể lần đầu tiên lắng nghe âm thanh của cá và truyền tải cho khách tham quan biết âm thanh quan trọng như thế nào đối với đại dương".

Giáo sư Simpson đã sử dụng đầu thu hydrophone được thiết kế đặc biệt có thể phát hiện sóng âm dưới nước. Ông và nhân viên thủy cung thu âm được những tiếng kêu và rít của 300 con cá hề như một cách để khẳng định sự thống trị cá nhân của chúng trong đàn.

Nhạc Giáng Sinh từ âm thanh của tôm cá
Những chú cá hề được phát hiện sử dụng âm thanh để biểu hiện tính thống trị của chúng trong đàn. (Ảnh: Dailymail).

Simpson còn ghi âm lại được hai chú tôm càng đất tranh cãi về thức ăn trước khi một con đầu hàng và nhường miếng ăn lại cho đối thủ, tạo ra một tiếng ồn như tiếng kèn.

Giáo sư Simpson cho biết có nhiều lý do cá tạo ra những âm thanh, bao gồm bảo vệ lãnh thổ, cảnh báo kẻ thù và tán tỉnh bạn tình.

"Những gì chúng tôi phát hiện ra thực sự hấp dẫn và làm nổi bật cách cá đang sử dụng âm thanh để giao tiếp với nhau trong môi trường thủy cung giống hệt như trong môi trường sống tự nhiên", ông nói thêm.

Nhạc Giáng Sinh từ âm thanh của tôm cá
Giáo sư Steve Simpson (trái), kỹ sư âm thanh Andrew Walker (giữa) và quản lý tại Thủy cung London James Wright (phải) hợp tác sản xuất bản nhạc Giáng sinh từ tiếng cá. (Ảnh: Dailymail).

Để sản xuất bản nhạc Giáng sinh từ tiếng giao tiếp của cá, Andrew Walker, kỹ sư âm thanh của Abbey Road, đã sử dụng một hệ thống máy tính chuyên biệt. Hệ thống tên CEDAR và có công năng loại bỏ những tạp âm nền từ máy bơm và máy lọc nước trong bể cá. Qua đó, giọng hát của những chú cá sẽ trở nên trong trẻo và giàu nội lực hơn.

"Tôi chưa từng tưởng tượng sau 30 năm làm nhạc tại Abbey Road Studios nổi tiếng thế giới, tôi sẽ sản xuất một bản nhạc Jingle Bells từ anh thanh của những chú cá dưới bể nước", Andrew Walker chia sẻ cảm xúc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
“Kỳ diệu” toàn bộ quá trình hình thành kỳ giông từ… một tế bào

“Kỳ diệu” toàn bộ quá trình hình thành kỳ giông từ… một tế bào

Với những loài kỳ giông chủ yếu sống dưới nước, cách thụ tinh của chúng sẽ rất đặc biệt: Thụ tinh nhưng không giao phối.

Đăng ngày: 24/12/2019
Kịch tính màn bắt trăn “khủng“ hơn 4m, thợ bắt bị “kẻ thứ 3“ tấn công quyết liệt

Kịch tính màn bắt trăn “khủng“ hơn 4m, thợ bắt bị “kẻ thứ 3“ tấn công quyết liệt

Trong quá trình đào đất bắt trăn lớn, nhóm thợ bắt vô tình đụng phải “kẻ thứ 3“ và bị tấn công đau đớn tới mức phải chạy thoát thân.

Đăng ngày: 24/12/2019
Điểm danh những loài chim

Điểm danh những loài chim "dậy thì thành công" khiến ai cũng ngỡ ngàng

Những loài chim lúc bé có dung mạo xấu xí, không bắt mắt nhưng sau khi trưởng thành, thay lông đổi mã, lại trở nên vô cùng xinh đẹp, quyến rũ.

Đăng ngày: 21/12/2019
Tê giác đen cực kỳ nguy cấp chào đời tại sở thú Pháp

Tê giác đen cực kỳ nguy cấp chào đời tại sở thú Pháp

Lần đầu tiên ở Pháp, một con tê giác đen sinh sản thành công trong môi trường nuôi nhốt, các nhà chức trách hôm thứ Năm cho biết.

Đăng ngày: 20/12/2019
Chó mắc kẹt trên ngọn cây vì ham đuổi mèo

Chó mắc kẹt trên ngọn cây vì ham đuổi mèo

Lính cứu hỏa phải dựng thang để trèo lên giải cứu chó, trong khi con mèo tự nhảy xuống an toàn.

Đăng ngày: 20/12/2019
Loài chim quý đảo Guam quay lại sau 40 năm tuyệt chủng

Loài chim quý đảo Guam quay lại sau 40 năm tuyệt chủng

Gà nước đảo Guam - loài chim tuyệt chủng trong tự nhiên 40 năm qua - đã quay trở lại sau nỗ lực bảo tồn kéo dài hàng thập kỷ, bắt nguồn từ 21 cá thể cuối cùng được nuôi nhốt.

Đăng ngày: 20/12/2019
Hàng ngàn con vẹt xanh tự nhiên đổ bộ hàng loạt vào Anh Quốc

Hàng ngàn con vẹt xanh tự nhiên đổ bộ hàng loạt vào Anh Quốc

Hàng ngàn con vẹt xanh đuôi dài - sinh vật vốn chỉ sống ở châu Mỹ, châu Phi và Úc đang sinh sống ở Anh. Làm thế nào chúng đến được trời Âu - đây là câu hỏi đã khiến nhiều người phải đau đầu suốt 60 năm qua.

Đăng ngày: 18/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News