Nhân loại vừa chứng kiến trận chiến ngoài không gian đầu tiên?

Đầu tuần trước, hệ thống tên lửa Arrow 2 của Israel được cho là đã đánh chặn và phá hủy một tên lửa đạn đạo có quỹ đạo từ bên ngoài bầu khí quyển Trái đất.

Hệ thống Arrow hoạt động trở lại

Tên lửa đất đối đất (SSM) là một loại tên lửa được thiết kế để phóng từ bệ mặt đất, chẳng hạn như căn cứ quân sự tới mục tiêu nằm ở những khoảng cách khác nhau.

Những tên lửa này có thể có nhiều chức năng khác nhau, chẳng hạn như mang chất nổ để tấn công mục tiêu của kẻ thù, vận chuyển đầu đạn hạt nhân hoặc thậm chí phóng tên lửa hành trình.


Hệ thống phóng tên lửa chống đạn đạo Arrow. (Ảnh: Gagadget).

Arrow 2 là hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo do Israel hợp tác với Hoa Kỳ phát triển. Lịch sử của nó bắt nguồn từ Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Vào thời điểm đó, các thành phố của Israel phải đối mặt với mối đe dọa từ tên lửa Scud của Iraq. Tình hình sau đó khiến IDF thành lập tổ chức Homa, còn được gọi là "Pháo đài", nhằm tạo ra một hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiệu quả bảo vệ quốc gia.

Hệ thống này được thiết kế chủ yếu để đánh chặn và tiêu diệt các tên lửa đạn đạo đang bay tới, bao gồm cả tên lửa tầm trung, nhằm bảo vệ Israel khỏi các mối đe dọa tiềm tàng.

Một trong những tính năng quan trọng của nó là khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở độ cao rất lớn, giúp phân biệt nó với các hệ thống phòng thủ tên lửa được thiết kế để hoạt động trong bầu khí quyển Trái đất.

Haaretz đưa tin, ngày 31/10, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) được cho là đã sử dụng hệ thống phòng thủ này lần thứ hai sau 25 năm để bắn hạ một tên lửa đạn đạo do Iran sản xuất. Tên lửa bị phá hủy là Qadar, phiên bản cải tiến của tên lửa Shahab 3.

Đánh chặn trong không gian

Theo The Telegraph, tên lửa đã bay gần 1.600km, trước khi hệ thống phòng thủ tên lửa bắn hạ nó. Thông tin chi tiết về vụ việc rất ít, nhưng nó được cho là đã xảy ra phía trên ranh giới chính thức giữa bầu khí quyển của Trái đất và vũ trụ, được gọi là đường Kármán, cách Trái đất 100km.

Theo nhà thiên văn học Harvard-Smithsonian và Jonathan McDowell, trước đây đã có nhiều trường hợp đánh chặn tên lửa ở biên giới không gian này. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp trước đó đều liên quan đến việc đánh chặn mục tiêu là tên lửa do cùng một bên phóng nhằm mục đích thử nghiệm.

Đây là lần đầu tiên một tên lửa đánh chặn thành công tên lửa đang bay tới từ kẻ thù trong không gian. Nói cách khác, nó là trận chiến quân sự đầu tiên trong không gian.

Lưu ý rằng, Hiệp ước Ngoài Không gian (OST) cấm bố trí và sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt khác trên quỹ đạo quanh Trái đất, trên các thiên thể hoặc triển khai chúng trong không gian.

Tuy nhiên, OST không cấm rõ ràng các loại vũ khí thông thường cũng như không đề cập đến việc đánh chặn tên lửa trong không gian. Do đó, việc hệ thống Arrow tiêu diệt một tên lửa đạn đạo thông thường, ngay cả khi nó xảy ra phía trên Đường Kármán, dường như chúng được cho không vi phạm các quy tắc từ OST.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên phát hiện neutrino

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới

Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 09/05/2025
Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ

Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"

Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
NASA tìm ra

NASA tìm ra "dấu hiệu sự sống" trên vật thể thấy được bằng mắt thường

Một "vườn ươm sao" huyền ảo mà bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời những đêm không trăng vừa hé lộ thứ có thể là tín hiệu về sự ra đời của các hành tinh giống như Trái đất.

Đăng ngày: 07/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News