Nhật Bản đã phóng thành công tên lửa mới Epsilon
Chiều 14/9, Cơ quan Thám hiểm Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết đã phóng thành công tên lửa mới Epsilon sử dụng nhiên liệu rắn, mang theo một kính viễn vọng quan sát không gian.
>>> Nhật hoãn phóng tên lửa Epsilon trước giờ định 19 giây
Tên lửa mới đầu tiên của Nhật Bản trong 12 năm trở lại đây đã rời bệ phóng ở Trung tâm Không gian Uchinoura, tỉnh Kagoshima miền Bắc Nhật Bản vào 14 giờ 15, giờ địa phương.
Epsilon mang theo kính thiên văn vũ trụ SPRINT-A, kính viễn vọng không gian đầu tiên có thể quan sát các hành tinh xa xôi bao gồm Sao Kim, Sao Hỏa và Sao Mộc từ quỹ đạo của nó quanh Trái Đất.
Ảnh: scmp.com
Theo JAXA, đặc trưng của Epsilon là chi phí chế tạo rẻ, chỉ vào khoảng 20,5 tỷ yen (206 triệu USD) trong khi chi phí phóng là 5,3 tỷ yen (53 triệu USD), bằng một nửa so với tên lửa H-2A chủ chốt của Nhật Bản.
Chi phí rẻ giúp cho Nhật Bản có thể thực hiện các vụ phóng thường xuyên bằng tên lửa Epsilon để đưa những vệ tinh nhỏ lên vũ trụ phục vụ công tác nghiên cứu hay quan sát Trái Đất.
Ngoài ra, tên lửa Epsilon còn có khả năng kiểm tra tự động, giảm thời gian chuẩn bị phóng từ 6 tuần xuống còn 1 tuần và giảm số công nhân thực hiện việc phóng nhờ chức năng "kiểm soát phóng tự động".
Tên lửa Epsilon là tên lửa đẩy 3 tầng dài 24,4 mét và nặng 91 tấn, kích thước chỉ bằng một nửa so với tên lửa H-2A. Epsilon là thế hệ kế tiếp của tên lửa M-5 đã ngừng chế tạo từ năm 2006 do chi phí cao.
Vụ phóng tên lửa Epsilon chiều 14/9 được thực hiện sau hai lần hoãn hồi tháng 8 vừa qua vì lý do kỹ thuật.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
