Nhật Bản đồng loạt phát cảnh báo sóng thần sau trận động đất lớn ngoài khơi đảo Đài Loan (Trung Quốc)

Một trận động đất lớn 7,5 độ richter đã xảy ra gần Đài Loan (Trung Quốc) ngay trước 9 giờ sáng thứ Tư (3/4) giờ Nhật Bản, khiến cảnh báo sóng thần được phát đi ở các hòn đảo phía nam Nhật Bản

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cho biết dự kiến sẽ có sóng thần cao tới 3m ngay lập tức tấn công các hòn đảo xa xôi của Nhật Bản gần đảo Đài Loan (Trung Quốc), trong đó có đảo Miyakojima. "Sơ tán!" một biểu ngữ trên đài truyền hình quốc gia NHK cho biết.


Bản đồ mộ phỏng vị trí xảy ra động đất (dấu X) và các hòn đảo có nguy cơ bị sóng thần tấn công (màu đỏ). (Ảnh đồ họa: Kyodo).

“Sóng thần đang đến. Xin hãy sơ tán ngay lập tức”, một phát thanh viên của NHK nói. "Đừng dừng lại. Đừng quay lại". JMA cho biết một cơn sóng thần cao 30cm đã ập vào đảo Yonaguni lúc 9h18 sáng.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết trận động đất có cường độ 7,4 độ richter, với tâm chấn cách thành phố Hoa Liên của Đài Loan 18km về phía nam ở độ sâu 34,8km. Theo một nhân chứng, trận động đất mạnh đã làm mất điện ở một số khu vực trong thành phố.

"Trận động đất có thể gây ra sóng thần ảnh hưởng đến Đài Loan. Cảnh báo sóng thần được đưa ra để nhắc nhở người dân ở các khu vực ven biển phải cảnh giác", thông báo khẩn cấp của chính quyền địa phương cho biết.

Theo Kyodo, hành khách đã khẩn trương sơ tán khỏi sân bay Naha ở Okinawa sau cảnh báo sóng thần, các chuyến bay cũng bị đình chỉ tại sân bay Naha ở Okinawa sau trận động đất mạnh.

Động đất thường xuyên xảy ra ở Nhật Bản, một trong những khu vực có hoạt động địa chấn mạnh nhất trên thế giới. Nhật Bản chiếm khoảng 1/5 số trận động đất trên thế giới có cường độ từ 6 độ richter trở lên.

Vào ngày 11 tháng 3 năm 2011, bờ biển phía đông bắc Nhật Bản đã xảy ra trận động đất mạnh 9 độ richter. Thảm họa này đã gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất thế giới tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima.

Đảo Đài Loan (Trung Quốc) cũng thường xuyên bị rung chuyển bởi động đất. Một trận động đất mạnh 6,2 độ richter xảy ra gần Hoa Liên vào năm 2018, khiến ít nhất 17 người thiệt mạng và hơn 300 người khác bị thương. Năm 1999, một trận động đất lớn đã giết chết tới 2.400 người ở hòn đảo này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là gì? Khi nào xảy ra sóng thần?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 16/03/2025
Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới

Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Đăng ngày: 15/03/2025
Những thách thức lớn của môi trường toàn cầu

Những thách thức lớn của môi trường toàn cầu

Có rất nhiều định nghĩa về môi trường. Theo “Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam”, thì : “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tạ

Đăng ngày: 14/03/2025
Bão Ian

Bão Ian "hút cạn" nước ở bờ biển Mỹ: Hiện tượng kì lạ, nguy hiểm khó lường!

Các chuyên gia cảnh báo rằng người dân không nên hiếu kỳ và đi bộ dưới đáy biển cạn nước vì nguy hiểm có thể xảy ra bất kì lúc nào.

Đăng ngày: 14/03/2025
Sững sờ với hệ động, thực vật bên trong hố sụt sâu nhất thế giới

Sững sờ với hệ động, thực vật bên trong hố sụt sâu nhất thế giới

Từ một thảm họa đến kỳ quan của thế giới - Xiaozhai Tiankeng (Trùng Khánh, Trung Quốc) là nổi tiếng với độ sâu tới 662m.

Đăng ngày: 13/03/2025
Gió mùa hạ là gì?

Gió mùa hạ là gì?

Khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Đăng ngày: 13/03/2025
Cần gì tìm nguyên tố hiếm ngoài vũ trụ khi chúng có đầy trong nước thải

Cần gì tìm nguyên tố hiếm ngoài vũ trụ khi chúng có đầy trong nước thải

Con người đang trong tình huống trớ trêu, một kho tàng nguyên tố hiếm bị đổ ra ngoài cùng với loại nước bị coi là quá ô nhiễm và tốn kém để làm sạch.

Đăng ngày: 13/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News