Nhật Bản dùng tia vũ trụ theo dõi chuyển động trong lòng đất

Các nhà khoa học phát triển hệ thống định vị toàn cầu có thể theo dõi cả những chuyển động dưới lòng đất nhờ tia vũ trụ mạnh mẽ.

Tia vũ trụ là các hạt năng lượng cao bắt nguồn từ ngoài không gian, bao gồm những nguồn như Mặt trời, thiên hà xa xôi, siêu tân tinh và thiên thể khác. Dù con người không thể nhìn thấy hay cảm nhận trực tiếp tia vũ trụ, chúng vẫn liên tục dội xuống Trái đất từ ngoài không gian. Thực tế, chúng dồi dào đến mức giới khoa học ước tính, cứ mỗi phút lại có một tia vũ trụ dội xuống một cm2 bề mặt Trái đất.

Nhật Bản dùng tia vũ trụ theo dõi chuyển động trong lòng đất
Minh họa các tia vũ trụ dội xuống Trái đất từ không gian. (Ảnh: Shutterstock).

Nhóm nghiên cứu do giáo sư Hiroyuki Tanaka từ Đại học Tokyo dẫn đầu sử dụng tia vũ trụ để phát triển một hệ thống định vị toàn cầu có thể theo dõi các chuyển động trong lòng đất, Interesting Engineering hôm 18/6 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí iScience.

Khi tiến vào khí quyển Trái đất, tia vũ trụ va chạm với những phân tử và nguyên tử trong không khí, tạo ra các hạt thứ cấp gọi là muon. Muon là hạt hạ nguyên tử cơ bản giống như electron nhưng nặng hơn gấp 207 lần. Muon có thể xuyên qua vật rắn, mức độ xuyên phụ thuộc vào độ đặc của vật thể. Ví dụ, đá và các tòa nhà hấp thụ nhiều muon do có độ đặc cao.

Trong khi đó, GPS dựa vào sóng vô tuyến truyền thống thường yếu hơn ở độ cao lớn hơn và dễ bị phân tán. Điều này khiến việc sử dụng nó để phát hiện chuyển động dưới lòng đất rất khó khăn.

Tanaka cùng đồng nghiệp khai thác tính chất của tia vũ trụ để lập bản đồ những nơi khó tiếp cận như núi lửa, lõi của lò phản ứng hạt nhân và kim tự tháp. Họ phát triển hệ thống định vị không dây mới sử dụng hạt muon mang tên MuWNS. Hệ thống bao gồm các máy dò tham chiếu trên bề mặt và một máy dò thu nhận dưới lòng đất để phát hiện đường di chuyển của hạt muon. Bằng cách phân tích thời gian và hướng của các muon, MuWNS xác định vị trí tương đối của máy dò thu nhận dưới lòng đất so với máy dò tham chiếu trên bề mặt.

Sau đó, toàn bộ dữ liệu thu thập được sẽ giúp tái tạo đường đi của các muon nhằm tạo ra một mô hình hoặc bản đồ của khu vực dưới lòng đất. Bản đồ có thể cung cấp nhiều thông tin giá trị, ví dụ như thành phần và độ đặc của các vật liệu mà muon đi qua, cho phép các chuyên gia hình dung được những cấu trúc và đặc điểm địa lý dưới lòng đất.

Nhóm nghiên cứu kiểm tra hệ thống MuWNS mới bằng cách đưa cho một người máy dò thu nhận ở tầng hầm và đặt 4 máy dò tham chiếu trên tầng 6 của một tòa nhà. Họ sau đó đã tái dựng thành công đường đi của người dưới hầm bằng cách sàng lọc tia vũ trụ mà các máy dò thu được.

Nhóm chuyên gia đã chứng minh được hệ thống định vị toàn cầu bằng tia vũ trụ đầu tiên trên thế giới có thể hỗ trợ các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trong tương lai và hoạt động theo dõi núi lửa. Tiếp theo, họ dự định cải tiến MuWNS để có thể tích hợp vào điện thoại thông minh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tia sáng xanh bí ẩn lóe lên từ hành tinh

Tia sáng xanh bí ẩn lóe lên từ hành tinh "có thể có dạng sống kỳ lạ"

Trong hình ảnh đặc biệt được chụp bởi tàu Juno của NASA, một đốm sáng xanh kỳ lạ lóe lên giữa biển mây của sao Mộc - một trong những hành tinh có thể nhìn rõ ràng nhất từ Trái đất.

Đăng ngày: 20/06/2023

"Siêu tên lửa" Ariane 5 của châu Âu bị ngưng phóng vì lý do kỹ thuật

Tên lửa Ariane 5 của ESA dự kiến sẽ được phóng ngày hôm nay 16/6, nhưng đã bị hủy vì lý do kỹ thuật.

Đăng ngày: 19/06/2023
Trung Quốc lập kỷ lục phóng cùng lúc 41 vệ tinh lên quỹ đạo

Trung Quốc lập kỷ lục phóng cùng lúc 41 vệ tinh lên quỹ đạo

Trung Quốc vừa phá kỷ lục của nước này về số vệ tinh phóng bằng một tên lửa duy nhất với vụ phóng lúc 12h30 hôm 15/6 (giờ Hà Nội).

Đăng ngày: 19/06/2023
Tìm hiểu các thành phần của vũ trụ

Tìm hiểu các thành phần của vũ trụ

Đến nay, các nhà khoa học đã xác định vũ trụ bao gồm ba phần riêng biệt: Vật chất có thể quan sát và đo lường được. Hai thành phần lý thuyết khác được gọi là vật chất tối và năng lượng tối.

Đăng ngày: 17/06/2023
Các nhà thiên văn phát hiện ngôi sao nhanh nhất trong dải Ngân Hà

Các nhà thiên văn phát hiện ngôi sao nhanh nhất trong dải Ngân Hà

Một nhóm nhà thiên văn học ở Đại học Harvard phát hiện cụm sao bay siêu nhanh, trong đó có một ngôi sao lập kỷ lục với tốc độ 8.226.967km/h.

Đăng ngày: 16/06/2023

"Quái vật" gần 5 tỉ tuổi đụng độ, phun mưa kho báu xuống Trái đất

Một trong những hiện tượng thiên văn ngoạn mục nhất năm mà người Trái đất đón nhận có thể bắt nguồn từ một sự kiện dữ dội, thảm khốc, theo nghiên cứu mới từ NASA.

Đăng ngày: 16/06/2023
Trạm Vũ trụ Quốc tế bay ngang qua vết đen Mặt trời rộng bằng Trái đất

Trạm Vũ trụ Quốc tế bay ngang qua vết đen Mặt trời rộng bằng Trái đất

Thierry Legault, nhiếp ảnh gia thiên văn người Pháp, dùng kính viễn vọng để ghi hình Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) bay qua phía trước Mặt Trời hôm 9/6.

Đăng ngày: 16/06/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News