Nhật Bản gặp trở ngại trong tham vọng thám hiểm mặt trăng của sao Hỏa

Nhật Bản có thể sẽ phải hoãn việc phóng tàu thăm dò mặt trăng Phobos của sao Hỏa, sang năm 2026 do các vấn đề liên quan tên lửa đẩy H3 thế hệ mới nhất của nước này. Điều này có thể ảnh hưởng tới cuộc đua giữa Nhật Bản với Mỹ, châu Âu và Trung Quốc giành vị thế quốc gia đầu tiên thám hiểm mặt trăng của sao Hỏa.

Nhật Bản gặp trở ngại trong tham vọng thám hiểm mặt trăng của sao Hỏa
Khói bốc lên từ bệ phóng của tên lửa H3 tại trung tâm vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, Nhật Bản ngày 17/2/2023. (Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN)

Hãng tin Kyodo dẫn một nguồn thạo tin về dự án Thám hiểm mặt trăng sao Hỏa (MMX) của Nhật Bản cho biết theo kế hoạch ban đầu, tàu thăm dò dự kiến được phóng vào tháng 9/2024 và đến hệ thống sao Hỏa vào khoảng tháng 8/2025 trước khi hạ cánh xuống Phobos để thu thập vật mẫu trên bề mặt và quay trở lại Trái đất vào khoảng năm 2029. Nhật Bản dự định phát những trực tiếp hình ảnh chi tiết hoạt động con tàu trên hệ thống sao Hỏa đến địa điểm tổ chức Triển lãm Thế giới (Expo) năm 2025 ở thành phố Osaka, đánh dấu quốc gia đầu tiên thăm dò bề mặt vệ tinh sao Hỏa.

Do tính chất thay đổi liên tục khoảng cách giữa sao Hỏa và Trái đất, thời gian thích hợp để phóng tàu thăm dò là khoảng tháng 9/2024. Nếu không thể thực hiện vào tháng 9/2024 thì thời điểm phù hợp tiếp theo sẽ vào năm 2026. Tuy nhiên, lịch trình này có thể tiếp tục bị cản trở do phải dành ưu tiên cho các vụ phóng khác quan trọng hơn.

Theo nguồn tin, thời điểm triển khai sứ mệnh MMX còn phụ thuộc nhiều vào kết quả vụ phóng tên lửa đẩy H3 lần thứ 2, dự kiến tiến hành vào tháng 3/2024 sau các điều chỉnh cần thiết về tải trọng và trang bị các biện pháp cải tiến khắc phục những lỗi khiến vụ phóng đầu tiên thất bại hồi tháng 3 năm nay. Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản cũng cân nhắc sử dụng tên lửa của công ty SpaceX (Mỹ) thay cho H3. Tuy nhiên, lựa chọn này cũng không thể thực hiện được trước thời hạn năm 2024. Do đó, nhiều khả năng kế hoạch ghi dấu ấn phát triển ngành hàng không vũ trụ của Nhật Bản tại Expo 2025 sẽ không được thực hiện.

Phobos là vệ tinh tự nhiên, được cho là đã tích lũy đá có nguồn gốc từ sao Hỏa. Do đó, giới khoa học kỳ vọng kết quả phân tích mẫu vật thu thập từ bề mặt của Phobos sẽ giúp làm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển của hệ thống sao Hỏa. Ngoài Phobos, mặt trăng còn lại của sao Hỏa có tên là Deimos, với đường kính lần lượt 22km và 12,4km.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật về dòng sông chảy trong không gian

Sự thật về dòng sông chảy trong không gian

Một dòng sông chứa đầy các ngôi sao đã được phát hiện " chảy" qua không gian tại thiên hà cách chúng ta 300 triệu năm ánh sáng.

Đăng ngày: 04/12/2023
Tàu chở hàng Nga đưa quýt và trứng cút lên trạm vũ trụ quốc tế

Tàu chở hàng Nga đưa quýt và trứng cút lên trạm vũ trụ quốc tế

Tàu chở hàng Progress MS-25 của Nga đã được phóng lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), mang theo quà năm mới cho các phi hành gia.

Đăng ngày: 04/12/2023
Phát hiện bất ngờ về ngoại hành tinh khổng lồ nặng gấp 13 lần Trái đất

Phát hiện bất ngờ về ngoại hành tinh khổng lồ nặng gấp 13 lần Trái đất

Các nhà thiên văn học đang đặt câu hỏi về các lý thuyết hình thành hành tinh sau khi phát hiện ra một ngoại hành tinh lẽ ra không thể tồn tại.

Đăng ngày: 04/12/2023
SpaceX nâng cấp tên lửa lớn nhất thế giới, chuẩn bị thử nghiệm lần thứ ba

SpaceX nâng cấp tên lửa lớn nhất thế giới, chuẩn bị thử nghiệm lần thứ ba

SpaceX mới đây đã công bố phiên bản nâng cấp tên lửa Starship, bổ sung sức mạnh và tăng quãng đường di chuyển.

Đăng ngày: 04/12/2023
Sắp đón mưa sao băng đẹp nhất năm

Sắp đón mưa sao băng đẹp nhất năm

Đêm 13, rạng sáng ngày 14/12, người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Geminids (mưa sao băng Song Tử), một trong hai trận mưa sao băng đẹp nhất năm.

Đăng ngày: 04/12/2023
Thành phần chính của sự sống xuất hiện ở nơi không ngờ nổi

Thành phần chính của sự sống xuất hiện ở nơi không ngờ nổi

Một trong những yếu tố then chốt để sự sống như Trái Đất ra đời đã được tìm thấy ở nơi ít mong đợi nhất: " Ngoại ô" của Ngân Hà.

Đăng ngày: 04/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News