Nhật Bản phát minh "keo siêu dính" dùng dưới nước

Loại keo đặc biệt mới được Nhật Bản phát minh có thể gắn kết các vật liệu gồm thủy tinh, kim loại và đá ở môi trường nước biển chỉ trong vài giây.

Chất kết dính này tạm gọi là hydrogel, hoạt động bằng cách khai thác lực hút tĩnh điện giữa các phân tử để bám vào bề mặt, tương tự như cách chúng ta chà xát bề mặt một quả bóng bay để nó tạo ra một điện tích và bám dính trên trần nhà.

Nhật Bản phát minh keo siêu dính dùng dưới nước
Các loại keo này tựa như chất kết dính tự nhiên được tìm thấy trong các động vật biển như con hà. (Ảnh: Nature Communications).

Phương pháp này được tin là sẽ kết dính chặt chẽ và bền hơn các loại keo "không thấm nước" trước đây. Các loại keo này tựa như chất kết dính tự nhiên được tìm thấy trong các động vật biển như con hà. Điểm hạn chế là các loại keo này thường nhanh chóng bị oxy hóa, khiến chúng mất đi độ bám dính.

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Hokkaido (Nhật Bản) đã phát triển hydrogel từ các chuỗi phân tử polymer, sử dụng lực tĩnh điện giữa các phân tử này để chất keo bám vào các bề mặt mang điện tích âm. Những bề mặt này có thể là vật liệu bằng thủy tinh, đá và kim loại.

Họ cũng tìm ra cách để các phản ứng tương tác điện này diễn ra thuận lợi trong môi trường nước chứa muối như nước biển.

Nhóm nghiên cứu đã thử keo trên khối thủy tinh nặng 500g. Sau 5 giây họ đã có thể nâng khối thủy tinh lên khỏi nước. Trên thực tế, độ bền của keo có thể đạt tới khoảng 60 kilo pascal - gần với áp suất trong cabin các máy bay thương mại.

Công bố trên tạp chí Nature hôm 12/11, nhà nghiên cứu Jian Ping Gong cho hay vật liệu kết dính này rất dễ sản xuất, chi phí thấp và tính ứng dụng cao. Nó có thể hoạt động giống như chất siêu kết dính trong môi trường có nhiều ion như nước biển, khắc phục các vấn đề hạn chế trong chất kết dính dưới biển hiện nay.

"Hydrogel mang tính ứng dụng rất cao. Nó có thể dùng để vá những lỗ hổng, rò rỉ ở đáy tàu thuyền, kết dính cát để bảo vệ môi trường biển, dính các khối bêtông xây dựng dưới biển hoặc trục vớt vật thể từ đáy biển lên trên", nhà nghiên cứu Jian Ping Gong cho biết.

Nhóm nghiên cứu cũng hi vọng phát minh này sẽ tạo cảm hứng cho các nhà khoa học thế giới tìm tòi nghiên cứu loại keo tương tự hoạt động trong các môi trường khắc nghiệt khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Indonesia phát minh thiết bị hỗ trợ người nghiện internet

Indonesia phát minh thiết bị hỗ trợ người nghiện internet

Từ việc “lướt” mạng xã hội đến xem video và trò chuyện với bạn bè, nhiều sinh viên đại học tại Indonesia dành hầu hết thời gian của mình cho việc sử dụng điện thoại di động.

Đăng ngày: 11/11/2019
Chế băng sơ cứu lỏng, “nhà khoa học nhí” giành giải thưởng 25.000 USD

Chế băng sơ cứu lỏng, “nhà khoa học nhí” giành giải thưởng 25.000 USD

Băng sơ cứu lỏng này do Kara Fan 14 tuổi, người Mỹ sáng chế, giúp giảm nguy cơ nhiễm siêu vi trùng do sử dụng kháng sinh quá liều.

Đăng ngày: 07/11/2019
Cô bé 14 tuổi phát minh cách loại bỏ điểm mù trên ôtô

Cô bé 14 tuổi phát minh cách loại bỏ điểm mù trên ôtô

Nữ sinh loại bỏ điểm mù trên ôtô bằng cách sử dụng camera, máy chiếu và vật liệu để lấp đầy cột A.

Đăng ngày: 04/11/2019
Phát minh kỳ dị giúp bạn tiết kiệm nước đáng kể khi tắm

Phát minh kỳ dị giúp bạn tiết kiệm nước đáng kể khi tắm

Một phát minh có phần làm xấu đi phòng tắm của bạn, nhưng lại được đánh giá là một ý tưởng thiên tài, vì nó làm thay đổi được thói quen cực kỳ xấu mà đa số chúng ta đang gặp phải

Đăng ngày: 16/10/2019
Hai sinh viên Hong Kong phát minh ra tay nắm cửa tự diệt khuẩn, team sợ bẩn thích điều này

Hai sinh viên Hong Kong phát minh ra tay nắm cửa tự diệt khuẩn, team sợ bẩn thích điều này

Có người từng nói rằng những thứ thiên tài thường là những thứ thực sự đơn giản.

Đăng ngày: 15/10/2019
Phát minh mới giúp camera điện thoại mỏng hơn hàng nghìn lần

Phát minh mới giúp camera điện thoại mỏng hơn hàng nghìn lần

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Utah vừa phát triển một ống kính phẳng siêu mỏng và nhẹ gấp hàng nghìn lần so với ống kính thông thường, có thể ứng dụng để sản xuất máy ảnh nhẹ hơn cho máy bay không người lái và camera cho điện thoại thông minh.

Đăng ngày: 15/10/2019
Những phát minh đạt giải Nobel Y học mang tính bước ngoặt

Những phát minh đạt giải Nobel Y học mang tính bước ngoặt

Sau 5 năm dày công nghiên cứu, Ronald Ross khám phá bản chất ký sinh của muỗi truyền bệnh sốt rét, được trao giải Nobel Y học năm 1902.

Đăng ngày: 05/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News