Nhật Bản thử nghiệm công nghệ dùng tàu vũ trụ làm chệch hướng tiểu hành tinh

Nhật Bản sẽ tái sử dụng tàu vũ trụ Hayabusa-2 để đánh chặn hai tiểu hành tinh ở xa đang hướng về Trái đất.

Theo đó, Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) được cho là đang lên kế hoạch thử nghiệm tái sử dụng tàu vũ trụ Hayabusa-2 để đánh chặn hai tiểu hành tinh ở xa đang chuyển động nhanh hướng về Trái đất.

Ra mắt vào năm 2014, tàu vũ trụ Hayabusa2 đã hai lần đáp xuống tiểu hành tinh 1999 JU3 (còn gọi là Ryugu) cách Trái đất hơn 300 triệu km vào năm 2018. Khảo sát tảng đá vũ trụ 1999 JU3 trong khoảng 18 tháng. Sau đó Hayabusa2 cũng bắn các viên đạn lên bề mặt tiểu hành tinh này rồi thu thập các mẫu bị văng ra.

Tàu gửi mẫu về Trái đất thông qua một viên nang hạ cánh xuống Vùng hẻo lánh của Úc vào năm 2020. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn đang kiểm tra các mẫu để tìm manh mối về nguồn gốc của vũ trụ.

Nhật Bản thử nghiệm công nghệ dùng tàu vũ trụ làm chệch hướng tiểu hành tinh
Nhật Bản có kế hoạch lái các tiểu hành tinh nhỏ ra khỏi Trái đất. (Ảnh: TS2.space).

Sau khi tàu vũ trụ thành công trong nhiệm vụ chính, các kỹ sư của JAXA đã thông báo vào tháng 12/2020 rằng, họ sẽ sử dụng nhiên liệu đẩy xenon còn lại để cho phép Hayabusa-2 thực hiện chuyến bay ngang qua tiểu hành tinh 2002 CC21 (có đường kính khoảng 500 mét và cách Trái đất 12,4 triệu km) vào tháng 7 năm 2026, trước khi tiếp tục đến đích cuối cùng là tiểu hành tinh 1998 KY26.

Là một tiểu hành tinh gần như hình cầu, 1998 KY26 có đường kính 30 mét và hiện đang quay quanh Mặt trời với khoảng cách tối thiểu tới Trái đất khoảng 374.000km. JAXA cho biết, tàu vũ trụ dự kiến sẽ gặp tiểu hành tinh này vào năm 2031.

Trong cả hai sứ mệnh bay ngang qua này, Jaxa hy vọng sẽ dùng các loại nghệ thông qua phương tiện tàu vũ trụ Hayabusa2 để làm chệch hướng quỹ đạo của các tiểu hành tinh. Ngoài ra, cơ quan này còn có ý định để Hayabusa-2 gắn một điểm đánh dấu mục tiêu vào tiểu hành tinh 1998 KY26, nhằm nỗ lực hiểu rõ hơn về những vật thể như vậy.

JAXA cho biết: “ Nhiều tiểu hành tinh nhỏ có kích thước tương tự tồn tại ngoài vũ trụ và được dự đoán sẽ va chạm với Trái đất với tần suất 100 đến 1.000 năm một lần, gây ra thiệt hại đáng kể. Vì vậy, Hayabusa-2 sẽ đảm nhiệm sứ mệnh đánh chặn, làm chệch hướng các tiểu hành tinh đang trên đường tấn công Trái đất ”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sản xuất điện vô tận, lấy ý tưởng từ ngoài Trái đất sắp thành hiện thực

Sản xuất điện vô tận, lấy ý tưởng từ ngoài Trái đất sắp thành hiện thực

Một công nghệ được các nhà nghiên cứu hàng thập kỷ đang đạt những tiến bộ mới, sản xuất điện từ phản ứng nhiệt hạch hứa hẹn mang lại nguồn năng lượng vô tận cho nhân loại.

Đăng ngày: 25/12/2023
Trăng tròn cuối cùng năm 2023 đúng dịp Giáng Sinh, một thập kỷ nữa mới có lại

Trăng tròn cuối cùng năm 2023 đúng dịp Giáng Sinh, một thập kỷ nữa mới có lại

Thông thường trăng tròn vào dịp Giáng sinh xảy ra 19 năm một lần. Nhưng với những năm nhuận và các yếu tố khác, con số này có thể thay đổi.

Đăng ngày: 25/12/2023
Khám phá 25

Khám phá 25 "ngôi sao bị tước bỏ lớp ngoài", giải mã về siêu tân tinh

Việc phát hiện ra các ngôi sao có lớp hydro bên ngoài bị các ngôi sao đồng hành tước đi giúp chúng ta hiểu biết về siêu tân tinh.

Đăng ngày: 25/12/2023
NASA công bố những hình ảnh chưa từng thấy về sao Thiên Vương

NASA công bố những hình ảnh chưa từng thấy về sao Thiên Vương

Các bức ảnh mới nhất tiết lộ nhiều bí ẩn của sao Thiên Vương, một trong những hành tinh xa nhất trong Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 25/12/2023
Kinh hoàng phát hiện lỗ đen ký sinh khoét rỗng nhiều thiên thể

Kinh hoàng phát hiện lỗ đen ký sinh khoét rỗng nhiều thiên thể

Đó là các lỗ đen sinh ra vào buổi bình minh của vũ trụ, xâm nhập vào các ngôi sao và âm thầm ăn rỗng chúng.

Đăng ngày: 24/12/2023
Tàu vũ trụ bí mật của Trung Quốc triển khai 6 vật thể chưa xác định trên quỹ đạo

Tàu vũ trụ bí mật của Trung Quốc triển khai 6 vật thể chưa xác định trên quỹ đạo

Bốn ngày sau khi thực hiện sứ mệnh thứ ba, tàu vũ trụ điều khiển bằng robot Thần Long (Shenlong) bí ẩn của Trung Quốc dường như đã triển khai 6 vật thể chưa xác định trên quỹ đạo.

Đăng ngày: 22/12/2023
Mùa đông trên các hành tinh khác như thế nào?

Mùa đông trên các hành tinh khác như thế nào?

Trái đất có nhiều mùa chủ yếu do trục nghiêng và mùa đông sẽ lạnh hơn, nhưng không phải hành tinh nào trong Hệ Mặt trời cũng như vậy.

Đăng ngày: 22/12/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News