NASA công bố những hình ảnh chưa từng thấy về sao Thiên Vương
Các bức ảnh mới nhất tiết lộ nhiều bí ẩn của sao Thiên Vương, một trong những hành tinh xa nhất trong Hệ Mặt trời.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố những hình ảnh mới nhất, rõ nét nhất từ trước tới nay về sao Thiên Vương, một trong những hành tinh xa nhất trong Hệ Mặt trời.
Hình ảnh mới nhất được NASA tiết lộ về sao Thiên Vương - (Ảnh: NASA).
Hình ảnh được kính thiên văn James Webb chụp lại, tập trung vào hai bên vành đai trong, ngoài của sao Thiên Vương. Sức mạnh vượt trội của James Webb giúp ghi lại được rõ nét kể cả những vành đai mờ nhất mà các kính thiên văn hiện nay không thể hiện hết được.
Những lốm đốm trắng trên vành đai của hành tinh bao gồm bụi đá và băng giá. Trong khi đó, bầu khí quyển của sao Thiên Vương cũng có những đốm trắng, là các lớp băng giá. Càng về những vùng cực, các lớp băng càng rõ nét.
Các chỏm băng vùng cực cũng là đặc trưng của sao Thiên Vương khi khoảng cách rất xa tới Mặt trời khiến hành tinh này vô cùng lạnh giá.
Các vành đai đặc trưng của sao Thiên Vương - (Ảnh: NASA).
Các thông tin đã được khám phá cho thấy một vòng quay quanh Mặt trời của sao Thiên Vương tương đương bằng 84 năm trên Trái đất. Nghĩa là, các vùng cực ở đây sẽ có 42 năm chìm hoàn toàn trong bóng tối rồi đến 42 năm liên tục được chiếu sáng.
Đó là một trong những lý do khiến vùng cực của sao Thiên Vương luôn nằm trong số vùng cực lạnh nhất Hệ Mặt trời.
Các chuyên gia thiên văn cho biết từ những bức ảnh mới được NASA ghi lại còn có thể thấy một cơn bão đang hình thành bên dưới phần phía nam của chỏm băng nam cực. Cơn bão có thể được tạo ra bằng những hiệu ứng khí tượng theo chu kỳ thường niên.
Các cơn bão trong bầu khí quyển của sao Thiên Vương từ lâu là đề tài nghiên cứu hấp dẫn của các nhà khoa học. Họ phát hiện do trục nghiêng quỹ đạo của sao Thiên Vương quá lớn, đến 98 độ nên sự khác biệt của các mùa rất khắc nghiệt, tạo điều kiện cho những hiện tượng thời tiết cực đoan.
Những vệ tinh của sao Thiên Vương được nhìn thấy bao quanh hành tinh này - (Ảnh: NASA).
Nhờ vào khả năng ghi hình ở bước sóng hồng ngoại, James Webb cũng chụp được những vệ tinh hiếm bắt gặp của sao Thiên Vương. Hành tinh này có tổng cộng 27 vệ tinh tự nhiên (mặt trăng) đã được biết đến.
Hiện tại, các kính thiên văn hơn 25cm có thể nhìn thấy một số vệ tinh kích thước lớn của sao Thiên Vương như Titania hay Oberon.
NASA cho rằng những phát hiện mới thông qua các bức ảnh mới nhất do James Webb chụp được sẽ mở đường cho những sứ mệnh trong thời gian tới khám phá hành tinh xa xôi trong Hệ Mặt trời này.

Phát hiện thế giới khác đầy "tuyết" rơi ngay bên trong lòng Trái đất
Các tín hiệu kỳ lạ từ nơi sâu thẳm bên trong lòng Trái đất đã giúp các nhà khoa học xác định một thế giới không tưởng, sâu 3.000km bên dưới bề mặt, nơi tuyết giàu silicon đang rơi.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Trái đất nhận được tín hiệu laser từ nơi cách xa 16 triệu km
Tín hiệu mang tên "Ánh sáng đầu tiên" chỉ mất 50 giây để đi hết chặng đường gấp 40 lần khoảng cách Trái đất - Mặt trăng để đến với Đài thiên văn Palomar ở California - Mỹ.
