Nhật phóng vệ tinh theo dõi lượng mưa toàn cầu
Nhật Bản hôm 28/2 phóng thành công tên lửa mang theo vệ tinh công nghệ cao thực hiện nhiệm vụ giám sát lượng mưa trên toàn cầu và hỗ trợ dự báo thời tiết.
Theo Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), tên lửa H-IIA được phóng đi từ Trung tâm Không gian Tanegashima, phía nam nước này, vào lúc 3h37 (giờ địa phương). Tên lửa mang theo vệ tinh quan sát Đo lường Lượng mưa Toàn cầu (GPM).
Tên lửa mang theo vệ tinh dự đoán lượng mưa được phóng đi từ Nhật Bản. (Ảnh: NASA)
AFP cho hay, GPM là vệ tinh được JAXA và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hợp tác thiết kế và chế tạo, với nhiệm vụ thu thập và tổng hợp dữ liệu đo lường từ các vệ tinh khác trong quỹ đạo, từ đó hình thành bản thống kê chi tiết về lượng mưa trên toàn cầu.
Các nhà dự báo thời tiết cho biết, với một tấm bản đồ lượng mưa đầy đủ và hoàn thiện, họ có thể dự đoán được các hiện tượng thời tiết một cách chính xác hơn, đặc biệt là các thảm họa thiên tai như bão lụt hay sóng thần.
Theo dự kiến, vệ tinh sẽ hoạt động trong ít nhất 5 năm hoặc có thể lâu hơn.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
