Nhật xây thử đê chắn sóng thần
Những cơn sóng thần hung dữ như năm 2011 sẽ không còn là cơn ác mộng với người dân đất nước mặt trời mọc khi Nhật Bản hoàn thành “bức tường” chắn sóng cao 20m, trải dài 230m bao quanh bờ biển Wakayama vào năm 2020.
Theo như tờ Japantoday đưa tin, Nhật Bản đã cho xây dựng một bức tường chắn sóng thần ngoài khơi vùng biển Wakayama. Không giống như bất cứ đê chắn sóng khác, “đê” chắn sóng này được thiết kế đặc biệt để có thể ứng phó nhanh chóng với những cơn sóng thần trong tương lai.
Hình ảnh mô phỏng đê chắn sóng được xây dựng tại bờ biển Wakayama
Đê chắn sóng này được thiết kế là những túi khí hình trụ khổng nối tiếp nhau và được nối với ống bơm khí đặt chìm dưới biển. Bình thường, túi khí này nằm sâu dưới đáy biển. Khi có báo động sóng thần, người ta sẽ cho bơm khí vào, “bức tường” này được hình thành và nổi lên rất nhanh chóng trong một vài phút sau đó và sẽ phá vỡ cơn sóng. Khi đã hoàn tất nhiệm vụ, các túi khí này được xả ra và tự động thu lại chìm xuống dưới biển.
“Vì được thiết kế là những túi khí đặc biệt, nên con đê này không những không gây trở ngại cho giao thông vận tải biển và tính thẩm mỹ của bãi biển. Và dù “bức tường” này được bơm bằng khí nhưng nó đủ sức chống chịu lại sức tấn công của thảm họa”, một chuyên gia cho biết.
Được biết, bức tường chắn sóng này được xây dựng cao 20m (trong đó 13m chìm dưới đáy biển làm chân nền, và cao 7m so với mặt nước biển) và trải dài 234m dọc theo bờ biển Wakayama. Theo như các chuyên gia đánh giá, “đê” chắn sóng này là một giải pháp thông minh.
Dự án này đã tiến hành thực hiện từ cuối năm ngoái. Tính đến hiện tại, Nhật bản mới thử nghiệm và xây dựng thành công 9m đê đầu tiên trong tổng chiều dài 234m. Toàn bộ con đê chắn sóng này sẽ tiêu tốn số tiền khoảng 730 triệu yên và dự tính sẽ hoàn thành vào năm 2020.
Trước đó, Nhật cũng đã cho tiến hành xây dựng một đoạn đê chắn sóng thần tại nhà máy điện hạt nhân Onagawa ở tỉnh Miyagi, Đông Bắc Nhật Bản với chiều cao là 17m (tuy nhiên bằng phương pháp nâng chiều cao đê thêm 3m trên nền đê cũ cao 14m) và dài 600m.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.
