Nhện cửa sập - bậc thầy ngụy trang được tìm thấy ở Úc
Nhện cửa sập sống trong các hang nhỏ, ẩn ngay sau cửa hang chờ đợi con mồi đi qua để xông ra và tóm lấy nó.
Không có gì ngạc nhiên khi chúng không phải là loài động vật dễ tìm thấy nhất bởi chiến lược săn mồi đầy bất ngờ của mình.
Một con nhện Cryptoforis hughesae cái ở Brisbane. (Ảnh: Jeremy Wilson).
Tuy nhiên,các nhà nghiên cứu đã phát hiện một nhóm nhện này ở Đông Úc, một thành tựu đầy ấn tượng vì chúng có khả năng ngụy trang tuyệt vời.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Griffith và Bảo tàng Queensland đã mô tả một nhóm nhện mới gồm khoảng 20 loài nhện cửa sập trên tờ Cladistic. Được đặt tên là Cryptoforis, chúng có thể tạo ra cửa hang bằng lá, cành cây và tơ.
Khi bất kì một nhóm động vật mới được phát hiện, những người phát hiện ra nó phải lấy một loài chủ chốt dùng làm mốc chuẩn cho cả nhóm. Đối với nhóm Cryptoforis, Tiến sĩ Jeremy Wilson đã đặt tên cho loài chủ chốt là Cryptoforis hughesae theo tên của giáo sư Jane Hughes, một nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới về sinh thái học quần thể, địa lý sinh học và sinh học tiến hóa.
Hang của nhện cửa sập ở đâu? ( Ảnh: Michael Rix)
Tiến sĩ Wilsoncho biết, giáo sư Jane có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển khoa học của ông, và bà cũng đã cố vấn cho hơn 70 sinh viên sau đại học và hơn 60 sinh viên danh dự. Đặt tên cho loài nhện như vậy dường như là cách phù hợp để bày tỏ sự biết ơn cho tất cả mọi thứ bà đã làm cho tôi và rất nhiều người khác tại Đại học Griffith.
Nếu bạn xem xét kỹ, bạn có thể tìm thấy loài mới được mô tả này trong hầu hết các khu rừng và khu bảo tồn thiên nhiên trong thành phố Brisbane và thung lũng Brisbane.Tiến sĩ Wilson đã phát hiện nhóm nhện cửa sập được tìm thấy ở bờ biển phía đông Úc, thực sự là một chi riêng biệt khi so sánh chúng với các loài nhện cửa sập khác trên khắp nước Úc.
Hang của nhện của sập. (Ảnh: Michael Rix)
Nhóm nhện mới này được xác nhận sau khi các nhà khoa học phân tích ngoại hình và hang của chúng so với các loài nhện cửa sập khác. Về mặt giải phẫu, chúng có sự khác biệt về phân tử với các loài nhện cửa sập ở Úc nhưng khác biệt đáng chú ý nhất là thiết kế cửa hang đặc biệt với bản lề siêu ngụy trang.
Những hang ngụy trang do chúng tạo ra cũng khác với hang của những con nhện cửa sập khác ở miền đông Úc, đó có lẽ là lý do khiến nhóm nhện mới này vẫn chưa được khám phá trước đó, theo tiến sĩ Wilson. Phát hiện và mô tả về nhóm nhện mới này giúp chúng ta hiểu hơn về sự đa dạng của hệ động vật không xương sống ở Úc và cũng là bước quan trọng đầu tiên để bảo vệ chúng.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
