Nhện đực trói bạn tình trước khi giao phối để tránh bị ăn thịt

Con đực thuộc loài nhện Thanatus fabricii chuyên cắn và trói nhện cái lớn hơn bằng tơ rồi mới giao phối để đảm bảo an toàn.

Nhóm nhà khoa học đến từ Cộng hòa Czech quan sát loài nhện bản xứ ở Israel, trong phòng thí nghiệm bằng camera video để tìm hiểu hành vi khác thường của chúng. Nhện đực thuộc nhiều loài khác nhau thường tán tỉnh nhện cái để thuyết phục chúng giao phối, nhưng ở vài loài, con đực cưỡng ép bạn tình tiềm năng ghép đôi. Các nhà nghiên cứu cho rằng một trong những lý do nhện đực sử dụng hình thức cưỡng ép để tránh bị nhện cái ăn thịt.

Nhện đực trói bạn tình trước khi giao phối để tránh bị ăn thịt
Nhện T. fabricii cái có thể bị thương do chiến thuật giao phối của con đực. (Ảnh: Ondrej Michalek).

Nhện đực cưỡng ép giao phối là hành vi vô cùng hiếm gặp trong thế giới nhện do ưu thế về kích thước của nhện cái, nhưng nhóm chuyên gia người Czech nhận thấy nhện T. fabricii đực chưa bao giờ giao phối trừ khi nhện cái bị cắn và bất động, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Animal Behaviour.

Trong nghiên cứu, nhóm tác giả thu thập nhện T. fabricii đực và cái từ một khu vực ở Israel và đặt chúng cùng một chỗ trong phòng thí nghiệm để quan sát hành vi giao phối của loài này. Họ nhận thấy đầu tiên, nhện đực sẽ cắn vào chân con cái. Nhện cái sau đó co chân lại gần cơ thể, trở nên hoàn toàn bất động. "Đôi khi, những con nhện mất hàng giờ quyến rũ nhện cái để tán tỉnh, nhưng con đực của loài này chỉ cần tới gần và cắn", Lenka Sentenská, thành viên nhóm nghiên cứu ở Đại học Masaryk tại Cộng hòa Czech, cho biết.

Nhện T. fabricii đực sẽ tranh thủ trèo lên cơ thể nhện cái, nhanh chóng trói chặt chân nó bằng tơ trước khi thụ tinh. Khi giao phối xong, nhện cái thường nằm bất động dù nhện đực đã rời đi. Cuối cùng, chúng tự giải thoát bản thân bằng cách xé rách đám tơ bọc quanh cơ thể. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy sau giao phối, nhện cái kém linh hoạt hơn và bắt mồi kém hơn, chứng tỏ chúng bị thương ở đâu đó.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, nhện đực sử dụng chiến thuật cưỡng ép để tránh bị bạn tình lớn hơn ăn thịt, đồng thời để đối phó với sự kháng cự. Nhện cái nằm bất động sẽ đem lại lợi thế lớn nếu con đực có nguy cơ bị bạn tình tấn công và ăn thịt trong lúc giao phối.

Chiến thuật của nhện T. fabricii đực không đủ hiệu quả để giúp chúng an toàn trong mọi trường hợp. Ở 11% trường hợp, nhện cái tấn công ngược và ăn thịt con đực trước khi giao phối. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu chưa rõ nhện cái hoàn toàn bị bất động bởi nhát cắn của nhện đực hay sự thụ động đó chỉ là dấu hiệu nhện cái chấp nhận con đực tiếp cận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài cây hình rồng bay trong rừng rậm với nhiều dây leo phủ gai nhọn hoắt

Loài cây hình rồng bay trong rừng rậm với nhiều dây leo phủ gai nhọn hoắt

Loài cây này sinh sống trong rừng mưa nhiệt đới ở Vân Nam, Trung Quốc, với dáng như những con rồng đang bay với nhiều dây leo phủ gai nhọn, có thể khiến người đi rừng chảy máu.

Đăng ngày: 13/11/2020
Tìm ra protein kháng virus của tế bào gốc thực vật

Tìm ra protein kháng virus của tế bào gốc thực vật

Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã tìm ra cơ chế mang lại tiềm năng ứng dụng trong nhân giống cây kháng bệnh cao.

Đăng ngày: 13/11/2020
Vi khuẩn có thể hỗ trợ xây khu định cư ngoài Trái đất

Vi khuẩn có thể hỗ trợ xây khu định cư ngoài Trái đất

Nghiên cứu mới cho thấy vi khuẩn có khả năng khai thác các nguồn tài nguyên từ đá trong các điều kiện trọng trường ngoài không gian.

Đăng ngày: 12/11/2020
Loài bọ cánh cứng kỳ lạ biết

Loài bọ cánh cứng kỳ lạ biết "làm nông nghiệp"

Nghiên cứu mới tiết lộ hành vi xã hội tinh vi của bọ cánh cứng Xyleborus affinis, cho phép chúng trồng nấm để tạo ra nguồn thức ăn bền vững.

Đăng ngày: 09/11/2020
Loài nấm biến ruồi thành nô lệ, đặt xác ruồi ở chỗ thông thoáng để bắn bào tử lên những kẻ lại gần

Loài nấm biến ruồi thành nô lệ, đặt xác ruồi ở chỗ thông thoáng để bắn bào tử lên những kẻ lại gần

Nấm còn có khả năng biến ruồi nhà thành ruồi vằn, khi tạo nên một dải màu trắng trên lưng và bụng vật chủ.

Đăng ngày: 04/11/2020
Kiến đã biết “chăn nuôi” trước con người hàng triệu năm

Kiến đã biết “chăn nuôi” trước con người hàng triệu năm

Khi con người phát minh ra nông nghiệp, thực tế chúng ta đã đi sau loài kiến ​​hàng triệu năm bởi chúng đã biết nuôi nấm kể từ sau khi loài khủng long tuyệt chủng.

Đăng ngày: 03/11/2020
Các nhà khoa học Nga nghiên cứu lai tạo bướm đêm để... ăn rác nhựa

Các nhà khoa học Nga nghiên cứu lai tạo bướm đêm để... ăn rác nhựa

Các nhà khoa học Nga sẽ lai tạo bướm đêm ăn nhựa để sử dụng các enzym của côn trùng nhằm xử lý rác thải.

Đăng ngày: 02/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News