Vì sao người lớn khó học một ngôn ngữ mới?

Trong khi trẻ em dễ dàng tiếp thu một ngôn ngữ mới, người lớn thường chật vật để nhớ từ khi học một thứ tiếng mới. Sự khác biệt được cho là do tuổi tác này đã thôi thúc các nhà khoa học tìm hiểu tại sao học ngoại ngữ là cực kỳ khó đối với người lớn? Các nhà nghiên cứu tại Tây Ban Nha gần đây đã tìm ra câu trả lời, đồng thời chỉ ra những phát hiện ấn tượng liên quan đến não người.

Các chuyên gia tại Trung tâm Nhận thức, Trí não và Ngôn ngữ Basque đã sử dụng công nghệ chụp ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) não bộ để so sánh hoạt động não trong khi người lớn học kỹ năng đọc, nghe và nói bằng tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ mới. Đối tượng nghiên cứu là những người cùng học trong một trường ngôn ngữ, có phạm vi tuổi tác rộng - từ 17 đến 60 tuổi - nhằm tìm hiểu tác động của tuổi tác đối với phản ứng não trong quá trình học ngoại ngữ.

Họ được chia thành hai nhóm, gồm nhóm người lớn nói tiếng Tây Ban Nha bản địa học tiếng Basque ở cấp độ cơ bản hoặc nâng cao và nhóm thanh thiếu niên nói tiếng Tây Ban Nha bản địa tham gia học ngoại khóa chương trình tiếng Anh giao tiếp kéo dài 3 tháng. Cả hai nhóm đều trải qua nhiều lần chụp fMRI trong khi hoàn thành các bài kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ.

Vì sao người lớn khó học một ngôn ngữ mới?

Ở giai đoạn đầu của quá trình học (học căn bản), cả tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ mới, các nhà nghiên cứu phát hiện hoạt động não khá giống nhau. Ở giai đoạn sau (học nâng cao), hoạt động não có sự khác biệt và có xu hướng chuyên biệt hóa giữa hai bán cầu não. Theo trưởng nhóm nghiên cứu Kshipra Gurunandan, những kỹ năng khác nhau như đọc, nghe và nói thể hiện sự linh hoạt và chuyên biệt hóa khác nhau trong não, đặc biệt ở người lớn, với bộ não hoàn chỉnh và có xu hướng suy giảm chức năng theo thời gian.

Cụ thể, ngôn ngữ bản địa và ngôn ngữ mới có thể được hiểu bằng hai bán cầu não khác nhau nhưng nói được chúng thì chủ yếu phụ thuộc vào bán cầu não trái. Đây là lý do người lớn có thể đọc và hiểu ngôn ngữ mới dễ hơn là học nói. Kết quả cũng cho thấy khi vỏ não phụ trách vận động tham gia vào quá trình học - tức khi người ta dùng mắt, tay và miệng để học nói - não bộ đã chuyên biệt hóa chức năng của nó. Vì vậy, việc người lớn khó học ngôn ngữ mới có lẽ bắt nguồn từ khía cạnh vật chất trong não.

Nghiên cứu không chỉ làm sáng tỏ lý do chúng ta thường gặp khó khi học cái mới ở tuổi trung niên, mà còn giúp giải thích khả năng phục hồi sau khi một người trải qua chấn thương não hoặc suy giảm nhận thức. Trong trường hợp bán cầu não trái tổn thương, kỹ năng đọc hoặc hiểu có thể dễ dàng học lại hơn kỹ năng nói - bà Gurunandan giải thích.

Nghiên cứu mới còn cho thấy mặc dù não của nhóm thanh thiếu niên thay đổi nhiều hơn một chút so với nhóm người lớn, song khả năng hiểu của hai nhóm là như nhau - chứng tỏ khả năng này phát triển suốt đời. Điều đó có nghĩa không bao giờ là quá muộn để học một ngôn ngữ mới, hoặc tiếp nhận những lợi ích về trí não mà việc học mang lại. Bằng chứng là ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy học ngôn ngữ mới là “công cụ mạnh mẽ để củng cố sự dẻo dai thần kinh trong não (brain neuroplasticity)”. Ngay cả những chương trình học ngôn ngữ tương đối ngắn, kéo dài chỉ vài tháng cũng có thể giúp định hình lại mạng lưới não bộ, cải thiện nhận thức và tăng cường khả năng kết nối trong não của những người đang già hóa.

Nhìn chung, duy trì sự linh hoạt của não có thể giúp con người duy trì sự minh mẫn và tinh thần khỏe mạnh khi già đi. Và ngay cả khi trí não già hóa các bộ phận khác nhau trong não vẫn làm việc theo cách riêng để bù đắp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao khi già con người không còn năng động?

Vì sao khi già con người không còn năng động?

Khi lớn tuổi, mọi người thường mất động lực để học những điều mới hoặc tham gia vào các hoạt động hàng ngày

Đăng ngày: 13/11/2020
Vì sao dơi vẫn có lúc đâm vào tường trong khi bay?

Vì sao dơi vẫn có lúc đâm vào tường trong khi bay?

Đôi khi dơi vẫn bị va vào những bức tường lớn mặc dù chúng dùng hệ thống định vị bằng sóng âm thanh để phát hiện ra những vật cản này.

Đăng ngày: 12/11/2020
Vì sao cơn bão sắp vào biển Đông có tên Vamco?

Vì sao cơn bão sắp vào biển Đông có tên Vamco?

Cơn bão Vamco sắp vào Biển Đông là tên mà cơ quan khí tượng Việt Nam đề xuất, với tên Tiếng Việt là Vàm Cỏ.

Đăng ngày: 11/11/2020
Vì sao máu đông khi nhiễm Covid-19?

Vì sao máu đông khi nhiễm Covid-19?

Một trong những mối nguy hiểm từ Covid-19 là khả năng bí ẩn thúc đẩy hiện tượng máu đông. Nhưng một nghiên cứu mới có thể đã tìm ra nguyên nhân gây đông máu.

Đăng ngày: 11/11/2020
Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.

Đăng ngày: 11/11/2020
Vì sao các hành tinh trong vũ trụ không lao vào nhau?

Vì sao các hành tinh trong vũ trụ không lao vào nhau?

Sẽ thật là thảm họa nếu các hành tinh va chạm nhau. Các vụ nổ long trời lở đất và cũng chẳng còn sự sống.

Đăng ngày: 11/11/2020
Tại sao ép tim thổi ngạt có thể làm cơ thể tuần hoàn trở lại?

Tại sao ép tim thổi ngạt có thể làm cơ thể tuần hoàn trở lại?

Hệ thống tuần hoàn được tạo thành từ các mạch máu đưa máu đi và về tim. Động mạch mang máu đi khỏi tim và tĩnh mạch mang máu trở lại tim.

Đăng ngày: 10/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News