Nhện khổng lồ dùng chất độc thần kinh tiêu diệt con mồi bằng… tơ

Các nhà khoa học từ Đại học bang São Paulo ở Brazil đã phát hiện ra bằng chứng cho thấy tơ loài nhện khổng lồ (Nephila clavipes) có chứa một loại protein giống độc tố như một chất độc thần kinh.

Khi con mồi mắc vào lưới tơ nhện cũng đồng nghĩa với việc sẽ trúng độc thần kinh và chất độc sẽ từ từ làm tê liệt con mồi.

Các nhà nghiên cứu cho rằng những quan điểm cho rằng mạng nhện chỉ đơn thuần là một tấm lưới giúp loài này giăng bắt con mồi dường như là chưa đủ. Với phát hiện mới thì tơ nhện không chỉ là đóng vai trò một tấm lưới dính mà còn là một vũ khí giúp làm tê liệt con mồi bằng chất độc thần kinh.


Tơ nhện không chỉ là đóng vai trò một tấm lưới dính mà còn là một vũ khí giúp làm tê liệt con mồi. (Ảnh minh họa nguồn: Shutterstock).

Ý tưởng nghiên cứu bắt đầu sau khi các nhà khoa học nhận thấy một số côn trùng săn mồi bị mắc kẹt trong mạng nhện của loài nhện khổng lồ Nephila clavipes có các biểu hiện kỳ lạ với cơ thể run rẩy, không cử động bình thường.

Để nghiên cứu sâu hơn về điều kỳ lạ này, nhóm nghiên cứu đã chiết xuất một số chất được tìm thấy trên tơ của nhện Nephila clavipes và áp dụng các nồng độ khác nhau của chất chiết xuất cho ong mật, vốn là con mồi tự nhiên của nhện Nephila clavipes. Họ nhận thấy những con ong bắt đầu di chuyển ngày càng chậm hơn, trước khi bị tê liệt.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các protein giống chất độc thần kinh được tìm thấy trên mạng nhện tương tự như protein được tìm thấy trong nọc độc của vết cắn của nhện.

“Thành phần hóa học của chất tiết ra mà nhện áp dụng trên mạng nhện có chứa các hợp chất giúp loại bỏ lớp sáp bảo vệ khỏi cơ thể con mồi, mở ra khả năng tiếp xúc các chất độc thần kinh để khuếch tán vào cơ thể con mồi gây tê liệt.

Các chất độc thần kinh có thể ngăn chặn một số loại thụ thể thần kinh điều khiển các xung thần kinh đến chân của con mồi”, giáo sư Mario Palma, tác giả nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Côn trùng tại Đại học Bang São Paulo, giải thích.

Những chất độc thần kinh của nhện Nephila clavipes thực tế không mạnh lắm vì mục đích chỉ để gây tê liệt cho con mồi. Điều quan trọng hơn là nhện chỉ ăn những con mồi còn sống. Nếu chất độc thần kinh quá mạnh, con mồi có thể chết và nhện không thể ăn được sau này.

“Chúng tôi vẫn chưa thử nghiệm những tác hại của nó với con người, tuy nhiên, dựa trên xem xét các thành phần hóa học đã biết và một lượng nhỏ quan sát được trong điều kiện tự nhiên, có lẽ nó sẽ không gây nguy hiểm cho con người”, Palma nhấn mạnh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta

Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News