Nhện lưng đỏ đoạt mạng rắn nâu kịch độc

Nhện lưng đỏ làm tê liệt con rắn nâu lớn gấp nhiều lần và dùng tơ trói chặt nó, chuẩn bị thưởng thức bữa ăn thịnh soạn.

Nhện lưng đỏ đoạt mạng rắn nâu kịch độc
Rắn nâu phương đông nằm bất động chịu chết khi trúng nọc độc nhện. (Ảnh: Facebook).

Robyn McLennan chứng kiến nhện lưng đỏ đoạt mạng rắn nâu phương đông khi chụp ảnh tại nhà máy rượu vang ở bang Victoria, Australia, tuần trước, theo Fox News. Con nhện lưng đỏ cực độc bơm nọc độc vào mình rắn, khiến kẻ thù mau chóng tê liệt. McLennan chụp loạt ảnh ghi lại trận kịch chiến và chia sẻ trên Facebook của tổ chức bảo tồn Field Naturalists Club.

Ba bức ảnh của McLennan hé lộ nhện lưng đỏ tấn công và bẫy con rắn bằng chiếc mạng của nó. Rắn nâu phương đông là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới, gây ra nhiều ca tử vong ở Australia hơn bất kỳ loài rắn nào khác. Không chỉ là loài rắn độc thứ hai trên đất liền, chúng còn phát triển mạnh ở khu dân cư, đặc biệt là những trang trại nhiều chuột thuộc vùng nông thôn.

Các chuyên gia về rắn cho biết cảnh nhện giết rắn không hiếm gặp. Cả hai đều là loài săn mồi cơ hội và chúng sẵn sàng ăn bất cứ thứ gì có thể để sinh tồn, theo Brisbane Snake Catchers, nhóm chuyên gia bắt rắn ở bang Queensland.

Nhện lưng đỏ thường ăn côn trùng, các loại nhện khác và thằn lằn nhỏ nhưng cũng săn động vật lớn hơn nhờ nọc độc mạnh. Chúng giết con mồi bằng cách bơm nọc độc chứa chất độc alpha-latrotoxin qua hai răng nanh, rồi dùng tơ trói nạn nhân để con mồi không thể cử động. Sau khi giữ chặt con mồi, nhện lưng đỏ sẽ cắn nhiều lần vào đầu, cơ thể và chân nó, cuối cùng kéo về nơi ẩn náu để ăn dần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm ra nhện màu ngọc sapphire, khoa học chưa kịp vui mừng đã có nguy cơ bị phạt nặng

Tìm ra nhện màu ngọc sapphire, khoa học chưa kịp vui mừng đã có nguy cơ bị phạt nặng

Con nhện khổng lồ này là một phát hiện đáng quý với giới khoa học. Tuy nhiên, những người tìm ra nó chưa chắc đã thấy vui.

Đăng ngày: 06/03/2019
Sự thực kỳ thú về cây mộc tặc hình dáng lạ của Việt Nam

Sự thực kỳ thú về cây mộc tặc hình dáng lạ của Việt Nam

Cây mộc tặc còn được biết đến với tên gọi khác là cỏ tháp bút. Loài cây này thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi và trung du Việt Nam, tuy nhiên, cây cũng được trồng ở một số nơi để làm dược liệu.

Đăng ngày: 05/03/2019
Phát hiện ra loại vi khuẩn “vàng” có khả năng “tiêu diệt” giun ký sinh

Phát hiện ra loại vi khuẩn “vàng” có khả năng “tiêu diệt” giun ký sinh

Vi khuẩn này cho thấy một cơ sở để tin rằng có thể rất hữu ích trong việc giúp kiểm soát sự lây lan của những con giun này ở thực vật, gia súc và thậm chí cả con người.

Đăng ngày: 05/03/2019
Đây là lý do loài cây này mọc siêu chậm: Cả năm mọc được 3cm

Đây là lý do loài cây này mọc siêu chậm: Cả năm mọc được 3cm

Không như hầu hết các thực vật có hoa đều thu ong hút bướm, Joshua chỉ kết đôi với bướm đêm Yucca trong suốt cuộc đời dài đằng đẵng đến hàng trăm năm, thậm chí là 1000 năm.

Đăng ngày: 04/03/2019
Rợn người hình ảnh những con nhện

Rợn người hình ảnh những con nhện "khủng" ăn thịt cả chuột, thằn lằn và ếch

Những con nhện khổng lồ nhai ngấu nghiến con mồi được ghi lại trong khu rừng rậm Amazon bởi một nhóm sinh vật học đến từ Đại học Michigan (Mỹ).

Đăng ngày: 03/03/2019
Câu hỏi dễ mà khó: Bạn có biết loài kiến ăn gì không?

Câu hỏi dễ mà khó: Bạn có biết loài kiến ăn gì không?

Hầu hết các loài kiến đều háu ăn và có thể ăn được gần như mọi thứ, nhưng trên thế giới có hơn 10.000 loại kiến và không phải tất cả các loài đều ăn cùng một thứ.

Đăng ngày: 02/03/2019
Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện những con vi khuẩn

Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện những con vi khuẩn "zombie"

Lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện những con vi khuẩn xác sống zombie. Đó có thể là lý do giải thích tại sao những con vi khuẩn sống sót được qua một hoặc nhiều đợt kháng sinh.

Đăng ngày: 28/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News