Nhện robot - giải pháp xử lý đường ống nước thải theo phong cách Nhật Bản
Có tạo hình như một con nhệt với nhiều chân, nó có thể hoạt động một mình hoặc hợp tác theo nhóm để kiểm tra, sửa chữa các đường ống nhỏ hẹp.
Một con nhện robot có khả năng hỗ trợ kiểm tra đường ống nước thải.
Theo công ty chế tạo robot TMSUK của Nhật Bản, hiện tại nước này đang thiếu trầm trọng các nhân công kiểm tra hệ thống thoát nước. Bởi đây là một công việc nặng nhọc, vất vả và thậm chí còn khá nguy hiểm. Do đó, công ty này đã bắt đầu tìm cách giải quyết khối lượng công việc của các công nhân hiện tại bằng cách phát triển một con nhện robot có khả năng hỗ trợ kiểm tra đường ống nước thải.
Được gọi là SPD1, nguyên mẫu của con robot nhiều chân này đã được tạo ra để đáp ứng yêu cầu cụ thể từ một công ty bảo trì đường ống và nước thải.
Robot này được thiết kế để có thể đi qua các đường ống hẹp.
Ở hình dạng hiện tại, thiết bị có kích thước 21 x 25 x 28 cm, nặng khoảng 3,5 kg và được thiết kế để có thể đi qua các đường ống hẹp. Nó được cung cấp năng lượng và điều khiển từ xa thông qua một sợi cáp, nối từ phía sau nó ra ngoài tới vị trí người điều khiển, với một bộ điều khiển tương tự như tay cầm chơi game.
Người điều khiển có thể xem video thời gian thực từ camera tích hợp trên đầu của SPD1. Camera này có thể ở dạng mô-đun camera của Raspberry Pi 2, hoặc camera 360 độ XDV360. Lợi thế của loại camera sau là thay vì phải xoay và nghiêng hệ thống camera vật lý trong thực tế, người dùng chỉ cần xoay và nghiêng trên màn hình cảm ứng của chính họ.
Còn "mắt nhện" của robot thực chất là đèn LED định vị và cảm biến, cho phép nó sử dụng để đánh giá môi trường xung quanh.
Ba robot có thể được liên kết vật lý với nhau bằng dây buộc, sau đó hoạt động theo nhóm.
Và trong khi một SPD1 duy nhất chỉ có thể được sử dụng để thực hiện việc kiểm tra đường ống, TMSUK đã hình dung ra một kịch bản trong đó ba robot có thể được liên kết vật lý với nhau bằng dây buộc, sau đó hoạt động theo nhóm. Trong thiết lập này, robot dẫn đầu sẽ điều hướng trong đường ống, robot thứ hai sẽ xác định các khu vực cần sửa chữa và robot thứ ba sẽ thực hiện các công việc sửa chữa đó thông qua một cánh tay giữ công cụ.
SPD1 đã được trình diễn tại một "địa điểm khảo sát đường ống nước thải", sau đó nếu vượt qua bài kiểm tra tính khả dụng, sản phẩm thương mại của nó sẽ được công bố.
Để quan sát kỹ hơn cách mà con robot nhện này có thể hoạt động, hãy xem video dưới đây:
Robot kiểm tra đường ống nước thải của Nhật

Rùng mình khi thấy robot giống người nhất thế giới bắt chước hành vi của nhà khoa học
Ameca, robot hình người do Anh sản xuất, dường như đang quay một clip vui nhộn cùng nhà khoa học trong đó người - robot thể hiện cùng các biểu cảm giống nhau hoàn hảo đến rùng mình.

Công nghệ của Elon Musk mà các ông lớn đều thèm muốn
Tham vọng của Starlink giúp mọi nơi trên Trái đất đều có thể truy cập Internet tốc độ cao, ứng dụng cần thiết với nhiều ông lớn ngành vận tải và các nhà mạng viễn thông.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Pin làm từ vật liệu có một không hai này sẽ sớm thay thế pin lithium-ion trên ô tô điện
Pin lithium-ion có quá nhiều ưu điểm nhưng lại rất khó phân hủy, gây ra tác động lớn đến môi trường.

Các nhà khoa học đã thành công tạo ra chùm tia nguyên tử “vĩnh cửu”
Tiến bộ trong vật lý lượng tử đã cho phép các nhà vật lý tạo ra chùm nguyên tử hoạt động giống như một tia laser mà trên lý thuyết có thể tồn tại “mãi mãi”.

Phát hiện đột phá về công nghệ tạo ra điện Mặt trời vào ban đêm
Với việc chứng minh có thể sản xuất điện Mặt trời vào ban đêm, các nhà khoa học Australia đã đạt được bước đột phá về công nghệ năng lượng tái tạo.
