Nhện vỏ cây Darwin nhả tơ "xây cầu" dài 25m

Nhờ vào cơ chế nhả tơ cực kỳ độc đáo và biết cách lợi dụng các dòng không khí, nhện vỏ cây Darwin có thể xây dựng một “cây cầu” dài 25m bắc qua dòng sông để bắt đầu tạo ra một cái bẫy bắt mồi.

Nhện vỏ cây Darwin (Caerostris darwini) là một loài nhện trong họ Araneidae. Loài nhện này được phát hiện ở Madagascar trong Vườn quốc gia Andasibe-Mantadia trong năm 2009. Loài nhện này có bề ngoài trông giống như vỏ cây. Tên loài được đặt theo nhà tự nhiên học Charles Darwin.

Nếu tơ nhện vẫn được coi là loại vật liệu có khả năng chịu lực phi thường, thì nhện Vỏ Cây Darwin chính là loài sở hữu thứ tơ “chất lượng” nhất. Theo phân tích, tơ của nhện Vỏ Cây Darwin dai gấp đôi tơ nhện thường và gấp mười lần sợi Kevlar – loại sợi dùng để chế tạo áo chống đạn – có kích thước tương đương.

Chưa dừng lại ở đó, loài nhện sở hữu thứ tơ phi thường nhất này còn mang trong mình khả năng bắn tơ siêu đẳng, khi có thể thể bắn đoạn tơ dài đến hơn 25 mét. Do đó, khi có dịp phiêu lưu đến khu rừng mà loài nhện này sinh sống, đừng quá ngạc nhiên khi nhìn thấy một chiếc “cầu tơ” bắc ngang qua cả dòng sông!

Để tạo nên chiếc mạng, nhện cái bắn một sợi tơ kéo dài liên tục từ một bên bờ sông. Luồng không khí sẽ thổi sợi tơ sang bên kia bờ sông và tạo nên một chiếc cầu. Tại chính giữa chiếc cầu đặc biệt này, nhện vỏ cây Darwin sẽ tạo nên một chiếc mạng tròn dạng xoắn ốc có đường kính lên tới gần 3m.

Nhện vỏ cây Darwin nhả tơ xây cầu dài 25m
Loài nhện này có thể thể bắn đoạn tơ dài đến hơn 25 mét.

Kích thước đồ sộ của chiếc mạng khiến người ta dễ tưởng tượng kẻ tạo ra nó phải là một loài nhện khổng lồ, nhưng sự thực là nhện vỏ cây Darwin không to như vậy.

"Nhện vỏ cây Darwin cái có chiều ngang thân khoảng 1,5cm và nặng 0,5g, trong khi nhện đực nhỏ hơn nhiều với trọng lượng chưa đến 1/10 con cái", Matjaž Gregorič thuộc Học viện Khoa học và Nghệ thuật Slovenia ở Ljubljana, cho biết.

Không chỉ giết bạn tình và cắt bộ phận sinh dục, loài nhện vỏ cây Darwin ở Madagascar còn có tập tính tiết nước bọt ở cửa mình con cái trong thời gian giao phối.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thần ưng Andes - Loài chim có thể bay 5 tiếng không cần vỗ cánh

Thần ưng Andes - Loài chim có thể bay 5 tiếng không cần vỗ cánh

Bất chấp cơ thể đồ sộ, thần ưng Andes giữ kỷ lục bay dài nhất chỉ nhờ các luồng không khí, không cần vỗ cánh trong suốt 5 tiếng.

Đăng ngày: 06/04/2024
Hành vi bất thường của cá khiến các nhà khoa học đau đầu tìm lời giải thích

Hành vi bất thường của cá khiến các nhà khoa học đau đầu tìm lời giải thích

Nhiều loài cá sống quanh quần đảo Florida Keys, bang Florida, Mỹ, đang có những hành vi hết sức bất thường trước khi chết khiến các nhà khoa học lo ngại và đang phải đau đầu tìm lời giải thích.

Đăng ngày: 03/04/2024

"Quái vật ăn não" dài chưa đầy 20cm và ăn thịt 3.000 con chuột mỗi năm?

Tân Cương - một vùng đất rộng lớn phía Bắc Trung Quốc, nổi tiếng với những khu rừng rộng lớn, là nơi sinh sống của vô số loài động vật hoang dã.

Đăng ngày: 03/04/2024
Rắn mất tích 1 năm thoát vuốt quạ, gặp lại chủ nhân

Rắn mất tích 1 năm thoát vuốt quạ, gặp lại chủ nhân

Rắn ngô, thú cưng của một người dân gần Spennymoor, sống sót kỳ diệu dù ở ngoài trời lạnh suốt thời gian dài và bị quạ tấn công.

Đăng ngày: 01/04/2024
Chim có thể bay tối đa bao lâu mà không cần hạ cánh?

Chim có thể bay tối đa bao lâu mà không cần hạ cánh?

Chim yến thông thường (Apus apus) giữ kỷ lục bay lâu nhất với khả năng bay 10 tháng liên tục trên không trung.

Đăng ngày: 01/04/2024
Ca phẫu thuật cho con rắn 2 đầu cực hiếm gặp

Ca phẫu thuật cho con rắn 2 đầu cực hiếm gặp

Một con rắn hai đầu hiếm gặp ở Khu Bảo tồn Missouri phải tiến hành phẫu thuật sau khi hắt ra máu trong lúc ăn.

Đăng ngày: 31/03/2024
Khoảnh khắc voi hung dữ lao vào tấn công, hất tung xe chở nhiều du khách

Khoảnh khắc voi hung dữ lao vào tấn công, hất tung xe chở nhiều du khách

Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc một con voi to lớn và hung dữ, lao đến hất tung chiếc xe chở nhiều du khách của một khu bảo tồn thiên nhiên, khiến nhiều người chứng kiến rùng mình.

Đăng ngày: 29/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News